Bệnh CRD hay còn được gọi là bệnh hô hấp mãn tính ở gà. Nguyên nhân gây bệnh chính là do vi khuẩn Gram âm – Mycoplasma gallisepticum. Tỷ lệ chết của CRD trên gà tương đối cao, rơi vào khoảng 5% đến 10% tuỳ trường hợp. CRD khiến gà bị viêm đường hô hấp trong thời gian dài dẫn đến chúng gầy yếu, giảm tỷ lệ tăng trọng khoảng 10% đến 20%. Do đó gây thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế, đồng thời đe doạ đến cả đàn gà bởi đây là bệnh truyền nhiễm. Bài viết hôm nay xin chia sẻ đến các chủ chăn nuôi các thông tin liên quan đến bệnh CRD trên gà, cách phòng ngừa hiệu quả nhất.
Mục Lục
Bệnh CRD trên gà là gì?
Bệnh hô hấp mãn tính CRD hay còn gọi là bệnh “hen” gà là một bệnh truyền nhiễm trên gia cầm. Bệnh chủ yếu do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum (MG) gây ra. Ngoài ra, chủng Mycoplasma Synoviae (MS) gây bệnh viêm khớp truyền nhiễm thỉnh thoảng cũng gây ra bệnh viêm đường hố hấp trên của gà. Đây là nguyên nhân gây tổn thất kinh tế lớn trong chăn nuôi gà đặc biệt ở các nơi thường xuyên có các bệnh như: viêm đường hô hấp do virus, bệnh Newcastle, viêm thanh khí quản truyền nhiễm, bệnh cúm gia cầm…
-Đối với gà thịt: bệnh xảy ra nhiều nhất ở gà thịt 4-8 tuần tuổi. Thiệt hại kinh tế rất lớn trên đàn gà thịt là làm giảm khả năng tăng trưởng, tăng tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ chết cao
-Đối với đàn gà giống và gà đẻ thương phẩm: làm giảm tỷ lệ sống và giảm sản lượng trứng. Khi mầm bệnh truyền qua trứng thường làm giảm số lượng những đàn gà giống.
Con đường lây truyền
-Bệnh thường lây truyền dọc từ đàn bố mẹ truyền sang đàn con.
-Bệnh cũng lây truyền ngang khi có tiếp xúc trực tiếp giữa các con bị nhiễm hoặc đã khỏi nhưng mang mầm bệnh sang đàn mẫn cảm.
-Bệnh cũng lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc: dụng cụ, túi đựng thức ăn, người, chim hoang dã, chuột,…
-Bệnh thường xảy ra mạnh khi có các yếu tố stress :
+ Thay đổi thời tiết đột ngột
+ Khi vận chuyển, chuyển đàn, ghép đàn…
+ Mật độ nuôi quá dày
+ Nền chuồng ẩm ướt, bụi bẩn, nồng độ khí NH3, H2S quá cao..
+ Không đảm bảo độ thông thoáng của chuồng nuôi, đặc biệt là không đảm bảo tốc độ gió
Các biểu hiện của bệnh CRD
Trong những đàn mà bị nhiễm bệnh qua trứng, những biểu hiện lâm sàng có thể phát triển và biểu hiện từ giai đoạn 3 -6 tuần tuổi còn những trường hợp khác thì phát triển ở giai đoạn chuẩn bị sinh sản.
– Gà ủ rũ, bỏ ăn, ăn ít cám con lại nhiều trong máng.
– Viêm khớp , các khớp sưng to, có dịch, tư thế ngồi khuỷu.
– Khó thở luôn phát ra tiếng khò khè ở khí quản (khò khè), rõ nhất khi ta kiểm tra gà về đêm và gần sáng.
– Gà luôn vẫy mỏ,có dịch chảy ra từ mỏ
– Gà đẻ trứng sản lượng giảm, tăng tỉ lệ trứng dị hình, mỏng vỏ…
– Bệnh CRD thường gép với các bệnh khác như Ecoli, tụ huyết trùng là tăng tỉ lệ chết
– Mổ khám gà mắc bệnh:
– Mổ khám thấy xoang mũi, khí quản có nhiều dịch nhầy, xuất huyết.
– Túi khí viêm đục, có chấm trắng
– Trường hợp bệnh lâu ngày ghép thêm E.coli: màng phổi, màng bao tim và màng gan bị phủ lớp fibrin dày có màu trắng ngà, phù nề các khớp, xuất tiết dịch viêm ở khớp, thoái hóa bề mặt của khớp.
Cần chẩn đoán phân biệt:
– Với Viêm khí quản truyền nhiễm IB
– Với Viêm mũi truyền nhiễm IC
– Với Viêm thanh khí quản truyền nhiễm ILT
Cách kiểm soát bệnh
– Đảm bảo chất lượng con giống
– Giảm các yếu tố stress như vận chuyển đúng kĩ thuật, chuồng trại đảm bảo thông thoáng, khô ráo
– Tiêu diệt trung gian truyền lây như chuột, ruồi , muỗi
– Tiêm phòng vacxin đầy đủ cho gà bố mẹ và gà con
+ Với gà thịt tiêm phòng vào 28 ngày tuổi
+ Gà đẻ tiêm phòng lần 1 vào 28 ngày tuổi, nhắc lại vào 44 ngày tuổi và 127 ngày tuổi.
Hướng dẫn xử lý khi gà mắc bệnh
Ta cần phân biệt rõ triệu chứng hen do MG hay do các nguyên nhân khác để có phương pháp điều trị thích hợp nhất. Tuy nhiên khi ta xác định chính xác nguyên nhân là do MG gây ra ta cũng nên xem xét việc MG ghép với vi khuẩn hay virut để có phương án xử lý sao cho hiệu quả. Việc kiểm tra sức khỏe đàn gà để có liệu trình điều trị sao cho hiệu quả. Cụ thể việc xử lý một ca bệnh CRD:
– Kiểm tra toàn đàn kết hợp mổ khám để kiểm tra nguyên nhân chính, nguyên nhân ghép với CRD, nguyên nhân gây chết, nguyên nhân ảnh hưởng tới sức khỏe đàn gà. Sau đó đưa ra phương án xử lý bệnh.
– Xử lý các triệu chứng cấp thiết như hạ sốt, long đờm . . .
– Xử lý các nguyên nhân chính. Có thể phòng lại bằng vacxin ( trường hợp ghép virut), hoặc có thể dùng kết hợp kháng sinh (trong trường hợp ghép vi khuẩn) chú ý tới sức khỏe đàn gà. Có thể dùng bổ gan thận kết hợp thuốc bổ trước khi xử lý nguyên nhân nếu đàn gà yếu. Sau đó sử dụng các biện pháp hồi phục sức khỏe đàn gà.
– Có thể dùng các loại kháng sinh để điều trị như Doxycylin, Tylosin (không dùng cho gà đẻ). Hiện nay một số vùng đang sử dụng cặp đôi Doxy – Flo khá hiệu quả trên gà đẻ. Doxy – tylo trên gà thịt.
Cách phòng tránh bệnh CRD hiệu quả
+ Vệ sinh chuồng trại, vệ sinh máy ấp thật tốt và bằng các loại thuốc sát trùng.
+ Nuôi gà với mật độ vừa phải, cần lưu ý đến tiểu khí hậu chuồng nuôi, trong đó thông thoáng và mát là 2 yếu tố quan trọng, chuồng trại thiếu thông thoáng, nồng độ các loại khí độc như: NH2 , H2S, Clor, CO2 cao, các khí này gây các tổn hại nhất định ở xoang mũi, thanh khí quản… Sẽ tạo điệu kiện cho sự bùng nổ CRD và các bệnh hô hấp khác.
+ Trên đàn gà giống, thường xuyên tiến hành kiểm tra máu để loại thải các gà dương tính với CRD.
+ Cung cấp đầy đủ các loại vitamin nhất là vitamin A, vitamin C, các chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng của đàn gà.
+ Sử dụng kháng sinh hoặc vaccin ngừa bệnh. Tuy nhiên việc tiêm phòng CRD đôi khi có thể làm cho đàn gà phát bệnh nếu trước đó đã bị nhiễm CRD.
+ Nhiều nhà chăn nuôi thường dùng kháng sinh để phòng bệnh, sau một thời gian dài sử dụng, nhiều kháng sinh trước đây nhạy cảm với Mycoplasma nay đã bị đề kháng như Tylosin, Erythromycine, Spiramycin, Oxytetracycline…