Nếu như nuôi gà thịt cần phải chú ý nhiều đến môi trường sống thì gà con cũng không phải ngoại lệ, thậm chí còn cần phải được lưu tâm nhiều hơn. Đây là thế hệ tiếp theo của gà thịt vì vậy cần phải chăm sóc kỹ lưỡng nhất để tạo tiền đề cho gà con sinh trưởng và phát triển tốt nhất về sau. Điều đặc biệt nhất mà gà con cần phải có đó chính là một hệ thống chuồng úm chất lượng và đảm bảo an toàn. Mô hình chuồng úm gà hiện đại được phổ biến rộng rãi ngày nay và có nhiều ưu điểm tiến bộ hơn so với mô hình truyền thống. Tham khảo cách làm chuồng úm gà hiện đại qua bài viết sau đây.
Mục Lục
Điểm bất lợi của chuồng úm kiểu truyền thống
Gà con mới nở dễ bị nhiễm lạnh nên cần phải được giữ ấm liên tục. Vì vậy người nuôi thường sử dụng bóng đèn điện đặt trong chuồng gà hoặc dùng than đốt trong thùng to để sưởi ấm cho đàn gà. Cách làm này có hiệu quả đối với những hộ chăn nuôi gia đình, số lượng đàn nhỏ. Tuy nhiên đối với mô hình trang trại quy mô lớn thì việc sử dụng điện sẽ phát sinh chi phí lớn. Trong khi việc đốt than lại làm ô nhiễm môi trường do khói bụi. Do đó bà con cần thiết phải xây dựng hệ thống chuồng tiên tiến, hiện đại hơn. Vừa nâng cao hiệu quả về kinh tế, vừa tránh tác động xấu đến môi trường.
Những lưu ý để làm mô hình chuồng úm gà hiện đại
Từ yêu cầu thực tiễn đặt ra, nhiều hộ gia đình trên cả nước đã có những ý tưởng, cách làm chuống úm gà con hay, đạt năng suất, hiệu quả cao. Nên lưu ý một số điều được chia sẻ sau đây khi làm chuồng úm.
Vị trí đặt chuồng úm gà
Cửa chuồng úm gà con được xây theo hướng Đông Nam như thông thường. Đây là cách để giữ ấm cho gà về mùa đông, cũng như thoáng mát về mùa hè. Tường có chiều cao khoảng 1m, các cột trong chuồng nên xây từ 3,5m đến 4m. Bạn có thể dùng lưới thép để bao quanh làm rào trong chuồng. Hoặc đơn giản hơn có thể sử dụng cọc tre cắm xung quang và dùng bạt quấn để tiết kiệm chi phí.
Nơi làm chuồng phải thoáng mát và khô ráo. Nên phân chia thành những khu vực riêng biệt. Bao gồm khu đặt lồng úm, khu chăn nuôi hậu bị và cả khu vực phụ trợ nữa. Xung quanh chuồng nuôi nên có lưới thép hoặc hàng rào quây kín lại. Hàng rào có khả năng ngăn cách với bên ngoài và độ cao nhất định.
Làm ống thoát khí cho chuồng úm
Đối với mặt nền chuồng, chúng ta sẽ tiến hành đào rãnh sâu 0,8m, rộng 0,5m, chiều dài mỗi rãnh khoảng 3 đến 4m. Với mỗi rãnh như vậy sẽ đặt các ống nhựa to có chức năng dẫn nhiệt. Vị trí các ống được đặt nằm nghiêng để hút được khói lên phía trên. Mỗi đoạn ống được xây khoảng 7m. Sau đó nối bằng một đoạn ống nằm ngang khác xuyên qua tường để đưa khí thải ra bên ngoài. Qua đó giúp cho chuồng luôn thoáng khí, không bị ô nhiễm bởi khói và bụi.
Lắp đặt thiết bị sưởi ấm cho chuồng
Sau khi đã làm xong hệ thống ống dẫn nhiệt dưới nền trong cách làm chuồng úm gà con cải tiến. Thì bạn tiến hành làm bầu nhiệt. Bầu nhiệt là nơi đốt nhiên liệu rồi truyền hơi nóng vào các ống được lắp đặt dưới nền chuồng. Bạn có thể tận dụng các nguồn nguyên liệu rẻ, có sẵn tại địa phương như than, mùn cưa, rơm, trấu, củi khô…để đốt. Tuỳ theo nhiệt độ môi trường mà bạn điều chỉnh hơi nóng truyền trong ống cho phù hợp. Bạn có thể sử dụng một tấm ván đậy cửa bầu nhiệt nếu muốn giảm nhiệt độ hoặc mở ván nếu muốn nhiệt độ tăng lên.
Thiết bị sưởi có thể sử dụng những loại đèn hồng ngoại nhằm đảm bảo sự an toàn. Tuy nhiên nếu không thể thì hãy dùng đèn dây tóc với công suất khoảng 60-100w. Dựa vào tuổi của gà, tình trạng của gà con có trong lồng úm mà khoảng cách để treo đèn sưởi cũng sẽ khác nhau. Đây là việc làm cần thiết để giữ cho gà mới nở được ấm.
Làm nền giữ nhiệt cho chuồng úm gà con
Nền của chuồng tốt nhất là lát gạch tàu hoặc xi măng. Nếu là nền đất thì cần nén và nện chặt. Mái của chuồng phải có mức độ cách nhiệt tốt. Có thể dùng lá dừa hoặc lá cọ để đảm bảo được sự chắc chắn và thoáng mát ở trong chuồng.
Sau khi đào rãnh và đặt ống xong thì lát nền chuồng bằng một lớp vữa xi măng, đất và trên cùng là bê tông. Các lớp này nên làm mỏng để nhiệt truyền tốt hơn, đồng thời tiết kiệm chi phí. Lớp đất xen ở giữa có tác dụng giữ nhiệt rất hiệu quả cho chuồng gà.
Quây úm của chuồng nuôi gà con
Quây úm có thể làm bằng vải bạt, bìa cứng, tre nứa hay là vật liệu có sẵn dễ tìm. Hãy quây chúng lại thành từng ô với chiều cao 2 gang tay, đường kính khoảng 2m. Đây là kích thước để úm được 150 con gà con. Tuy nhiên nếu như số lượng gà khác nhau thì các bạn có thể thiết kế lồng úm với kích thước tương ứng. Lô nhỏ có thể 50 con và lô lớn lên tới 400 con.
Rèm che phải che gió che mưa. Che kín chuồng để môi trường xung quanh không tác động vào gà con. Qua đó ảnh hưởng tới sự phát triển của cả lứa. Máng ăn uống cần được bố trí xen kẽ và hợp lý. Cách này giúp đảm bảo mọi con gà đều tiếp cận được với thức ăn, nước uống.
Lợi ích của mô hình chuồng úm gà con kiểu hiện đại
Hiện nay nhiều hộ chăn nuôi trên cả nước đã áp dụng cách làm chuồng úm gà con mới đã được chúng tôi giới thiệu ở trên. Hiệu quả đã được kiểm chứng khi tiết kiệm được hơn 60% chi phí so với việc sử dụng bóng đèn sợi đốt để thắp sáng.
Đặc biệt việc tận dụng tối đa nguồn nhiệt bằng cách cho toả đều trên nền chuồng giúp tiết kiệm các nguồn nguyên liệu. Đồng thời cũng giảm tối đa lượng khí thải ra môi trường. Hệ thống ống dẫn khí cũng làm cho khói bụi không lan trong chuồng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của đàn gà. Hơn nữa trong những ngày rét đậm việc thắp sáng là không đủ để sưởi ấm hoặc gặp sự cố mất điện thì cách làm chuồng úm gà con trên cho thấy hiệu quả vượt trội.
Trên đây là bài viết cách làm chuồng úm gà con của của chúng tôi. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có những thông tin hữu ích để xây cho mình một mô hình chuồng trại ưng ý nhất. Cảm ơn đã đón đọc và chúc các bạn thành công trong công việc chăn nuôi của mình!