Bệnh Newcastle là một trong những căn bệnh nguy hiểm ở chim bồ câu ở mọi lứa tuổi, từ bồ câu non đến bồ câu bố mẹ. Căn bệnh này do siêu vi trùng thuộc nhóm Paramyxovirus gây ra. Đặc trưng của bệnh là hiện tượng xuất huyết và viêm loét đường tiêu hóa. Bệnh này lây lan rất nhanh, gây thiệt hại nặng nề, có thể lên đến 100% đàn chim bị bệnh. Vì vậy, người chăn nuôi cần tìm hiểu về căn bệnh Newcastle này để phòng tránh những thiệt hại nếu lỡ có xảy ra. Để biết chi tiết về bệnh Newcastle ở chim bồ câu thì chúng ta cùng tìm hiểu bài viết này.
Mục Lục
Các triệu trứng của bệnh Newcastle ở bồ câu
Thời kỳ ủ bệnh niu cát sơn (newcastle) trên chim bồ câu thường là 7-15 ngày
+ Thể quá cấp tính:
Thường xảy ra vào đầu ổ dịch, bệnh phát triển rất nhanh. Chim ủ rũ sau vài giờ rồi chết. Không thể hiện triệu chứng của bệnh.
+ Thể cấp tính:
Chim bồ câu ủ rũ, ăn ít, uống nước nhiều, lông xù; bị sốt cao 42 – 43oC, sổ mũi, thở khó, mào và yếm tím bầm; từ mũi chảy ra chất nhớt. Chim rối loạn tiêu hoá, thức ăn ở diều không tiêu, nhão ra do lên men. Khi dốc chim bệnh ngược thấy có nước chảy ra.
Sau vài ngày nhiễm bệnh niu cát sơn (newcastle) chim bị tiêu chảy, phân có màu nâu sẫm, trắng xanh hay trắng xám. Niêm mạc hậu môn xuất huyết thành những tia màu đỏ.
Chim bồ câu trưởng thành triệu chứng hô hấp không thấy rõ như ở chim non. Ở thời kỳ sinh sản chim đẻ sản lượng trứng giảm hoặc ngừng để hoàn toàn sau khi nhiễm bệnh từ 7 – 21 ngày.
+ Thể mãn tính:
Xảy ra ở cuối ổ dịch. Chim có triệu chứng rối loạn thần kinh, cơ quan vận động bị tổn thương. Con vật vặn đầu ra sau, đi giật lùi, vòng tròn, mổ không đúng thức ăn, những cơn co giật thường xảy ra khi có kích thích.
Cách phòng bệnh Newcastle ở bồ câu
Với chim bồ câu non
– Với chim bồ câu non từ 1 – 10 ngày tuổi: trong thời gian này cần nhỏ thuốc phòng bệnh Newcastle loại LASOTA hệ 1: nhỏ 1 giọt vào mũi và 2 giọt vào miệng chim non. Đồng thời cho chim bồ câu bố mẹ uống thêm các Vitamin (điện giải, đường Gluco).
– Với chim bồ câu từ 20 – 30 ngày tuổi: trong thời gian này cho uống kháng thể để phòng bệnh Newastle, Gumboro, IB, và các bệnh đường tiêu hóa.
– Với chim bồ câu từ 40 – 60 ngày tuổi: nhỏ LASOTA hệ 2 để phòng Newcastle (cách nhỏ cũng giống như khi phòng cho chim từ 1-10 ngày tuổi). Thức ăn và nước uống cho chim bồ câu phải sạch sẽ.
Trong giai đoạn này, ngoài bệnh Newcastle, chim non có thể nhiễm các bệnh như: thương hàn, E.coli, tụ huyết trùng và bệnh đậu gà. Vì vậy, anh và bà con cần chú ý theo dõi thường xuyên chim non để phát hiện bệnh và phòng trị kịp thời.
Với chim bồ câu lớn
– Với chim bố mẹ: tiêm vắc xin phòng bệnh Newcastle từ 1-2 lần/ năm.
– Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Nên định kỳ 1 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng 2 lần, sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng.
– Hàng ngày nên vệ sinh máng ăn, máng uống để tránh cho chim bồ câu uống phải nước bẩn, nước đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng.
– Ngoài ra cần chu ý: lồng vận chuyển chim bồ câu cũng là nguồn lây nhiễm bệnh, vì ở chuồng có chim bồ câu bị bệnh và chết thì dễ dàng lây nhiễm bệnh sang chuồng khác. Vì thế lồng khi dùng để vận chuyển chim mới cần phải được lau rửa sát trùng cẩn thận.
– Hạn chế cho chim lạ vào chuồng.
– Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi.
– Phòng tránh chuột, mèo, chó… tấn công chim.
Điều trị bệnh Newcastle ở bồ câu như thế nào?
– Dùng kháng thể Gum với liều 1ml/con. Có thể tiêm lặp lại khi chim khỏi bệnh sau 5 ngày.
– Dùng vacxin phòng bệnh Newcastle nhỏ cho cả đàn chim, liều lượng 1-2 giọt/con.
– Kết hợp với cho chim uống các thuốc trợ sức trợ lực và nâng cao sức để kháng như Hanmuvit (Han-mu-vít); B.complex; thuốc điện giải.
– Dùng kháng sinh để chống bội nhiễm như: Genta – Costrim (Gen –ta-Cốt-trim); Tyb50,… Liều lượng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.