Thương hàn vịt là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella gây ra, vi khuẩn này có thể gây bệnh cấp tính cho vịt con, vịt ở mọi lứa tuổi đều dễ mắc bệnh, vịt dưới 3 tuần tuổi trở lên thường mắc bệnh ở thể mãn tính. Tỷ lệ tử vong của bệnh thương hàn ở vịt từ 1% đến 60%, và việc ăn thịt và các sản phẩm trứng bị nhiễm vi khuẩn này cũng gây nguy hiểm cho con người. Vi khuẩn thường sống trong ruột già và manh tràng của nhiều loài vịt. Hãy cùng gtereads tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này nhé!
Mục Lục
Nguyên nhân gây thương hàn ở vịt
Do vi trùng Salmonella typhimurium gây nên, sự nhiễm bệnh chủ yếu theo đường tiêu hóa khi sử dụng thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Cũng có trường hợp bị nhiễm bệnh qua đường hô hấp hay niêm mạc mắt.
Vịt bị bệnh hay đã khỏi nhưng còn mang mầm bệnh bài thải ra môi trường bên ngoài là nguồn lây bệnh chủ yếu. Vi trùng có thể xâm nhập qua trứng ở những quả bị dơ. Thường trứng sẽ chết phôi khi ấp. Nếu nở ra con cũng mắc bệnh thể ẩn hay cấp tính.
Triệu chứng bệnh thương hàn ở vịt
Vịt con
Ở vịt con thường bị nhiễm 2 chủng Salmonella pullorum và Salmonella gallinarum. Hai chủng này cũng chủ yếu gây bệnh cho gà. Do đó nếu nhốt chung gà với vịt thì sẽ lây bệnh cho nhau. Tuy vậy người ta thấy chủng Salmonella gallinarum thường gây bệnh cho vịt từ 1-14 ngày tuổi. Một số chủng khác cũng thường gây bệnh như Salmonella anatum và Salmonella enteritis. Chủng Salmonella anatum thường gây chết đột ngột cho gà con. Còn Salmonella enteritis thì thường nhiễm từ gan vào viêm màng tim, màng gan, gây chết từ 20 – 30%).
Vi khuẩn Salmonella rất mẫn cảm với nhiệt độ và chất khử trùng. Ở những ô chuồng hết vịt mà bị nhiễm bệnh thì vi khuẩn vẫn sống được trong chất độn chuồng hơn 30 tuần. Vi khuẩn có thể sống trong phân đến 28 tuần, trong bụi bẩn của nhà ấp, nhà kho và chuồng nuôi ở nhiệt độ bình thường tới 5 năm và trên vỏ trứng trong máy ấp từ 3 – 4 tuần.
Do trứng bị nhiễm vi khuẩn thương hàn. Nên khi nở ra vịt con yếu, ủ rũ, không ăn, tập trung gần đèn sưởi. Lúc đầìu vịt bị tiêu chảy, phân loãng có bọt khí, vịt ít đi lại, đứng riêng khỏi đàn, tụ tập theo từng nhóm riêng, chúng thích đứng chỗ ấm áp. Một vài ngày thấy vịt bị viêm kết mạc mắt. Giai đoạn này vịt bắt đầu chết, trước khi chết có triệu chứng thần kinh: co giật, ngoẹo đầu.
Vịt lớn
Vịt ủ rũ, bỏ ăn, thường đứng riêng lẻ, xả cánh. Toàn thân mỏi mệt, ủ rũ, viêm kết mạc mắt có mủ do đó mắt nửa mở hay nhắm hẳn lại. Cánh xệ xuống, lông khô không mướt. Đi phân loãng hoặc trắng, sau đó phân trắng có lẫn máu hoặc phân loãng màu hơi vàng. Một số trường hợp có triệu chứng viêm khớp, một số con bị viêm phổi kế phát, ho khò khè.
Vịt lớn trên 45 ngày thường bị bệnh ở thể mãn tính, thường thấy đi tiêu chảy đôi khi thấy máu, vịt ốm, lông không bóng mượt. Buồng trứng bị thoái hóa, biến dạng méo mó. Một số trứng có màu xám chì, lục nhạt, nâu, ống dẫn trứng bị vỡ và tích lại.
Bệnh tích thương hàn
Gan sưng, rìa gan dầy lên, trên màng gan có sợi fibrin, bề mặt gan không đều nhau. Dưới màng gan xuất hiện những đốm hoại tử màu trắng. Túi mật thường căng và đầy mật. Niêm mạc dạ dày tuyến thường sưng lên, và phủ bởi chất nhày.
Trong thể bệnh cấp tính, ruột non bị phù thủng, sung huyết và xuất huyết. Ở bệnh mãn tính ruột già bị thủy thủng, xuất hiện nốt loét có gờ xung quanh.
Vịt trưởng thành bị xơ gan, viêm túi mật, viêm buồng trứng, ống dẫn trứng và có thể bị viêm phúc mạc. Bên ngoài thấy vịt bị sưng niêm mạc, lông cánh và lông tơ xung quanh hậu môn bị dính đầy phân.
Phòng bệnh thương hàn ở vịt như thế nào?
Cho vịt ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, khẩu phần cân đối: đạûm, tinh bột, béo, nhất là đảm bảo đủ các Vitamin tan trong dầu như: A, D, E, các vitamin này có nhiều trong bột cá, dầu gan cá. Khi nuôi không nên nhốt với mật độ quá đông, nếu nhập đàn phải có thời gian cách ly khoảng 10 ngày khi không có hiện tượng bệnh mới cho nhập đàn. Những vịt bị bệnh lúc còn nhỏ vi trùng thường tồn tại trong túi mật, manh tràng cho đến lớn, những con vịt này đẻ trứng không thể dùng để ấp được vì khi ấp vi trùng sẽ gây nhiễm cho thai ngay tại lò ấp hay sau khi nở.
Trong thiên nhiên mầm bệnh tồn tại khắp nơi trong đất, nước, mương, chuồng trại do vi trùng đào thải từ những con vịt bị bệnh hay những con vịt khỏe mang trùng cho nên vịt con mới nở ra tốt nhất chúng ta nên trộn thức ăn, nước uống bằng các loại kháng sinh, trộn liên tục trong 10 ngày sau khi nở.
Điều trị bệnh thương hàn ở vịt
Có thể sử dụng một trong các loại thuốc đặc trị thương hàn sau đây, pha nước cho uống dùng 3-5 ngày
- AMPI COLI extra 1g/5kgTT/ngày
- GENTACOS 1g/5kgTT/ngày
- AMCOLI-FORTE 1g/5kgTT/ngày
- VIASALCOL 1g/5kgTT/ngày
Thuốc kháng sinh tiêm: VIAENRO-5 1ml/3-5kgTT/ngày
Nên bổ sung các loại khoáng, vitamin như: Ulyte vit C, VIA.HEPA, VIAMARSOL