Bệnh nấm diều ở gà chọi tương đối dễ điều trị nhưng quan trọng nhất là chủ nuôi phải nhận biết kịp thời và chữa đúng cách. Tỷ lệ bệnh, khả năng lây lan và tỷ lệ chết do nấm diều gây ra cũng không nhỏ. Vì khi sức đề kháng của gà bị giảm, các bệnh khác sẽ thừa cơ xâm nhập. Chưa kể hệ quả bệnh nấm diều ở gà chọi để lại còn khá nặng nề dù đã được trị khỏi. Men Candida albicans gây ra nấm diều có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá, hô hấp, nhiễm trùng da, biến chứng vĩnh viễn là hệ hô hấp bị suy giảm.
Mục Lục
Các nguyên nhân gây nấm diều ở gà chọi
- Do thức ăn không đảm bảo, bị nấm mốc, quá hạn sử dụng.
- Do máng ăn, máng uống bị mất vệ sinh, nhiễm khuẩn
- Do trộn kháng sinh với thức ăn hoặc nước uống trong thời gian dài làm phát triển nấm trong đường tiêu hóa.
- Do gà bị bệnh chậm tiêu, thức ăn không tiêu hoá được, đọng lại ở diều nhiều ngày bị lên men.
Triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh nấm diều ở gà
Các triệu chứng bệnh tích theo thứ tự từ miệng, thực quản, diều, dạ dày tuyến đến ruột.
- Miệng hôi, bị lỡ loét và có mảng bám màu trắng.
- Gà nôn ọc ra chất nhầy hôi thối, có mùi chua.
- Niêm mạc ở diều dày lên và nổi những mụn trắng, trong diều có chất nhầy hôi.
- Dạ dày tuyến sưng hoặc suất huyết niêm mạc, trên niêm mạc có chất nhầy hôi và nổi mụn trắng.
- Nếu nấm men theo nước, thức ăn xuống đến ruột → giảm hấp thu chất dinh dưỡng → suy dinh dưỡng, có thể thành nhiễm trùng mãn tính → gà ủ rũ, giảm ăn, tiêu chảy phân sống, mất nước → tỷ lệ chết thấp nhưng chậm lớn, năng suất toàn đàn giảm mạnh. Mổ khám thấy niêm mạc ruột non có bị viêm cata với nhiều dịch nhầy.
Lưu ý: một số triệu chứng, bệnh tích chính của bệnh nấm diều ở gà – gà nôn ộc ra thức ăn có chất nhầy hôi thối, có mùi chua; tiêu chảy phân sống; gà có chậm lớn nhưng tỷ lệ chết thấp; niêm mạc miệng và diều có lớp màng màu trắng đục.
Tóm lại, hiểu được cơ chế gây bệnh chính là hiểu được bản chất của vấn đề tại sao Candida albicans lại gây ra các triệu chứng, bệnh tích như vậy. Từ đó làm tiền đề cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh nấm diều ở gà một cách hiệu quả nhất.
Cách chẩn bệnh nấm diều
Khi thấy gà có dấu hiệu bệnh lý đầu tiên như giảm ăn, ủ rũ, ít vận động, nếu nghi gà bị nấm diều ta kiểm tra theo trình tự như sau: Banh miệng gà ra quan sát kỹ xem có mảng bám màu trắng hay không. Quan sát vật có các triệu chứng điển hình của bệnh nấm diều ở gà như sau hay không:
- Nôn ộc ra thức ăn có chất nhầy hôi thối, có mùi chua.
- Có tiêu chảy phân sống không?
- Tỷ lệ chết cao hay thấp?
- Gà có chậm lớn hay không?
Nếu vẫn chưa chắc chắn, ta tiến hành mổ khám và quan sát xem vật có các bệnh tích điển hình của bệnh nấm diều ở gà hay không:
- Niêm mạc miệng và thực quản có loét không?
- Niêm mạc diều có bị dày lên không? Có xuất hiện nốt mụn trắng hay một lớp màng trắng đục mỏng bám bên trong không?
- Trong diều chứa nước nhầy hôi chua không?
- Dạ dày tuyến có sưng hoặc xuất huyết niêm mạc không? Trên niêm mạc có dịch viêm nhầy và các khối mụn trắng không?
- Niêm mạc ruột non có bị viêm cata với nhiều dịch nhầy không?
Để chắc chắn nhất hay muốn xác định chính xác chi, loài nấm gây bệnh ta có thể gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để kiểm tra bằng kính hiển vi hay làm các xét nghiệm khác.
Một số cách điều trị bệnh nấm diều ở gà chọi
- Vệ sinh chuồng trại, máng ăn máng uống, chất độn chuồng, sát khuẩn…
- Dùng MEKOZYM + MEKOSAL pha vào nước uống liên tục 1 tuần.
- Dùng MEN TIÊU HÓA trộn vào thức ăn liên tục 1 tuần
- Khi đàn gà hồi phục dùng MKV-MEKOVIT pha vào nước uống suốt quá trình nuôi
- Dùng thuốc kháng nầm Nystatin hoặc Ketoconazole. Nystatin dùng iên tục 7 ngày hoặc Ketoconazole dùng liên tục 10-15 ngày
- Để phòng chống bệnh nấm diều ở gà thì khâu vệ sinh chuồng trại, sát khuẩn thường xuyên là quan trọng nhất, cũng nên thường xuyên kiểm tra chất lượng thức ăn và nguồn nước uống phải đảm bảo trước khi cho gà sử dụng.
Bệnh nấm diều ở gà chọi là một loại bệnh tương đối dễ điều trị, tuy nhiên để nhận biết được bệnh thì nhiều người vẫn chưa biết cách nhận biết để điều trị. Nếu không chữa trị kịp thời thì dẫn rễ bị nhiễm thêm những bệnh khác. Bệnh nấm diều ở gà do men Candida albicans gây ra có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, nhiễm trùng da và quan trọng hơn dù sau khi chữa khỏi bệnh thì hệ miễn dịch của gà bị hạn chế. Mong rằng bài viết trên có thể hỗ trợ bạn đọc chữa bệnh nấm diều ở gà chọi nhanh chóng và hiệu quả.