Chim bồ câu được đánh giá là loài ít tốn công chăm sóc, nuôi bồ câu lấy thịt còn cho lợi nhuận gấp năm lần nuôi gà. Các món ăn làm từ chim bồ câu bổ dưỡng và đang được sử dụng rộng rãi hơn. Trong thời buổi hiện đại, nhu cầu cuộc sống tăng cao thì con người ta sẽ chú ý đến vấn đề dinh dưỡng hơn. Có cầu ắt có cung nên mô hình nuôi chim bồ câu lấy thịt đang được áp dụng khắp mọi miền nước ta. Hiệu quả kinh tế cao cũng thu hút nhiều người đổ xô chăn nuôi giống gia cầm này. Vậy đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng mà nhà chăn nuôi bồ câu cần lưu ý cũng như có kỹ thuật xử lý phù hợp?
Mục Lục
Tuổi và con giống
– Tuổi:
Nhu cầu năng lượng cho trao đổi cơ bản ở chim tăng trong tuần đầu. Sau đó đạt mức của chim trưởng thành.
– Giới tính:
Nhu cầu năng lượng cho trao đổi cơ bản của chim biểu thị bằng số kcal trên một mét vuông diện tích mặt ngoài cơ thể. Nhu cầu của con trống trưởng thành thường lớn hơn nhu cầu của con mái trưởng thành từ 5,7 – 13% ở gà. Chim cút thì ngược lại vì con trống nhỏ hơn con mái 5-10%.
– Giống:
Giống khác nhau thì nhu cầu năng lượng cho trao đổi cơ bản cũng khác nhau. Nếu tính trên một đơn vị khối lượng, thường những giống hướng trứng có nhu cầu cao hơn các giống hướng thịt. Cc giống nhẹ cân có nhu cầu cao hơn các giống nặng cân.
Nhiệt độ môi trường khi nuôi chim bồ câu
Khối lượng cơ thể càng lớn thì nhu cầu năng lượng cho duy trì càng cao để duy trì thân nhiệt và các hoạt đông sinh lý bình thường. Giữa nhiệt độ môi trường và nhu cầu năng lượng của gia cầm có mối tương quan nghịch. Nói cách khác nhiệt độ môi trường càng thấp thì nhu cầu năng lượng cho duy trì càng tăng cao. Khi nhiệt độ môi trường càng cao thì nhu cầu năng lượng cho duy trì càng giảm thấp.
Theo Nesheim và CS (1979), nhiệt sinh ra thấp nhất ở 35oC. Ở 24oC nhiệt sinh ra trong cơ thể gấp đôi ở nhiệt độ 35oC để duy trì nhiệt độ cơ thể. Nhu cầu năng lượng của chim phụ thuộc rõ rệt vào nhiệt độ môi trường, khi nhiệt độ môi trường thấp, chúng phải sinh nhiệt để duy trì nhiệt độ cơ thể. Nếu phải sống ở môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ giới hạn thì sự sinh nhiệt có thể gấp 3 – 11 lần lúc bình thường, điều này sẽ làm cho chim tiêu tốn năng lượng nhiều hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn sẽ kém hơn.
Chim bồ câu sinh trưởng
– Tốc độ sinh trưởng:
Để sinh trưởng, chim cần được cung cấp năng lượng. Mỗi gam tăng khối lượng cơ thể cần cung cấp khoảng 5 kcal ME. Vì thế, những giống chim có tốc độ sinh trưởng càng cao thì nhu cầu năng lượng cũng nhiều hơn.
– Sản lượng trứng:
Để sản xuất 1g trứng cần cung cấp 2 kcal năng lượng trao đổi, do đó năng suất trứng càng cao, khối lượng trứng càng lớn thì nhu cầu năng lượng càng đòi hỏi nhiều hơn.
Tầm quan trọng của thức ăn nuôi chim bồ câu
Lượng thức ăn thu nhận
Lượng thức ăn ăn vào không chỉ ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng> Mà còn ảnh hưởng đến nhu cầu của các chất dinh dưỡng khác. Có mối quan hệ mật thiết giữa nhiệt độ môi trường, lượng thức ăn thu nhận hàng ngày và mức năng lượng trong khấu phần. Nhiệt độ môi trường cao sẽ làm chim giảm ăn.Trong mùa hè, khi nhiệt độ môi trường > 29oC, chim chỉ ăn bằng 80 – 85% lượng thức ăn trong mùa đông có cùng nồng độ ME. Dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Cần phải giải quyết bằng cách:
- Tăng mức năng lượng và các chất dinh dưỡng khác trong thức ăn.
- Giảm mức năng lượng trong khấu phần để giúp chim ăn được nhiều hơn.
- Khi giảm mức năng lượng trong khấu phần. Tuy làm tăng lượng thức ăn ăn vào. Song cũng sẽ làm tăng năng lượng gia nhiệt và làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Vì thế, phải tuỳ theo các loại chim khác nhau mà giảm mức năng lượng cho thích hợp.
Tính chất của khẩu phần
- Khẩu phần cân bằng các chất dinh dưỡng. Đặc biệt là cân bằng giữa năng lượng và protein. Cân bằng giữa các axit amin sẽ tiết kiệm năng lượng trong quá trình trao đổi chất. Ngược lại, mất cân đối các chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ làm tăng mất mát năng lượng theo gia nhiệt. Điều đó sẽ làm tăng nhu cầu về năng lượng.
- Hàm lượng xơ trong khấu phần cao làm giảm tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng. Dẫn đến giảm năng lượng của khấu phần và giảm hiệu quả sử dụng thức ăn.
- Thức ăn bị nhiễm aflatoxin, nhu cầu về metionin tăng thêm 35%. Đồng thời tăng nhu cầu về năng lượng, protein và vitamin.
- Ngoài các yếu tố nêu trên thì phương thức nuôi, quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc cũng có ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng.
Cải thiện sức khỏe đường ruột của chim bồ câu
Bên cạnh áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Việc thiết lập khẩu phần cân bằng và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi đóng vai trò quan trọng. Duy trì hệ vi khuẩn ruột bình thường sẽ giúp tiêu hóa. Hấp thu tốt dưỡng chất. Duy trì sức khỏe và năng suất vật nuôi.
Ngoài ra, cũng chú ý bổ sung cho chim hệ vi khuẩn có lợi ngay từ khi mới nở và định kỳ. Để có thể hình thành hệ lợi khuẩn ruột chiếm ưu thế và luôn được củng cố thêm. Có thể áp dụng một hay kết hợp các sản phẩm bổ sung của Vemedim Corporation như Prozyme new, Vita-Yeast, Vitazyme, Bactozyme, PROBiP… Vào khẩu phần cho bồ câu sẽ giúp hoàn chỉnh hệ vi sinh vật ruột. Giúp tiêu hóa tốt, phòng bệnh, tăng chuyển hóa thức ăn và năng suất của chúng