Gà bị què, liệt chân, rối loạn vận động khá hiếm gặp nhưng ảnh hưởng bệnh mang tới cho vật nuôi là rất lớn. Không chỉ khả năng di chuyển của gà dễ xảy ra vấn đề mà sự sinh trưởng, phát triển của gà cũng không được như mong muốn. Ngoài ra, tính thẩm mỹ của gà bị giảm đáng kể cũng khiến nhiều chủ nuôi khó bán được giá tốt. Nhìn chung thì khi bị què quặt thì dù là gà thịt hay gà đá, chủ nuôi đều phải chịu thiệt hại kinh tế nặng nề. Vậy vì sao gà thịt lại bị liệt chân và có cách nào để xử lý hay không?
Mục Lục
Tình trạng gà bị què, rối loạn vận động
Ngày nay, vì phải đáp ứng một lượng lớn nhu cầu thị trường nên các giống gà thường được chọn lọc di truyền theo hướng tăng trọng nhanh. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của gà cũng đồng thời làm tăng nhu cầu về hệ thống xương dẫn đến hậu quả suy giảm vận động, dễ gây tình trạng gà bị què
Gà bị què quặt hay suy giảm vận động trên gia cầm là những tình trạng vô cùng đáng báo động không chỉ vì nó liên quan đến quyền lợi động vật mà còn vì những tổn thất về mặt kinh tế mà nó mang lại là vô cùng to lớn vì tình trạng trên làm gia tăng tỷ lệ tử vong, giảm lượng thức ăn thu nhận và giảm tốc độ tăng trưởng trên đàn gia cầm.
Dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của bộ xương. Do đó mà có vô số các yếu tố dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến xương khớp mà thường biểu hiện ra ngoài dưới dạng gà bị què. Như vậy, muốn khắc phục tình trạng gà bị què cho gia cầm thì buộc ta phải xác định được yếu tố nào là căn nguyên.
Triệu chứng gà bị liệt chân
Tùy tình trạng bệnh mà sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên cũng có những triệu chứng rất khó phân biệt với các loại bệnh khác.
Mãn tính:
Dễ dàng nhận biết được gà bị bệnh bại liệt chân khi quan sát chúng. Triệu chứng rõ ràng nhất đó chính là gà kém hoạt động, cánh, đuôi rủ xuống. Dần dần đi lại khó khăn và không thể đi lại được nữa. Ngoài ra, 1 biểu hiện nữa có thể dễ nhận biết khác đó là viêm mắt. Khi thấy mắt gà chảy nước, chảy mủ và thị lực kém dần. Dẫn tới việc kiếm ăn trở nên khó khăn hơn.
Cấp tính:
Có 1 triệu chứng khó phân biệt hơn đó chính là hiện tượng chết đột ngột. Tuy nhiên việc chết đột ngột có khá nhiều lý do, bệnh lý khác nên cũng khó có thể phân biệt được rõ ràng.
Độ tuổi gà nào dễ mắc bệnh liệt chân?
Mỗi thể mãn tính, cấp tính sẽ có những độ tuổi dễ mắc phải riêng. Đó có thể do thể trạng của từng độ tuổi ảnh hưởng tới sức khỏe, phòng chống của gà.
Gà con 4-8 tuần tuổi:
Đây là giai đoạn gà con, gà tơ nhỏ nên rất dễ bị mắc phải. Tuổi đời chỉ khoảng 2 tháng chưa đủ sức lực nhiều để có thể chống chọi với bệnh liệt chân ở gà. Ở độ tuổi này gà thường mắc phải thể cấp tính của bệnh này.
Gà 4-8 tháng tuổi:
Khi gà đã lớn hơn cứng cáp và sức chịu đựng tốt hơn thì tình trạng chết đột ngột sẽ giảm xuống. Khi đó chúng sẽ chỉ bị bệnh bại liệt hoặc đau mắt mà thôi. Đây chính là triệu chứng của thể mãn tính.
Cách chữa gà què quặt, liệt chân dựa trên nguyên nhân bệnh
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc gà bị liệt chân, chân yếu…Một số thường đến từ nguyên nhân di truyền hoặc do triệu chứng của một số bệnh thường gặp ở gà như Newcastle, tụ huyết trùng….Ngoài các nguyên nhân trên thì gà bị liệt chân cũng có thể là do mắc một số các căn bệnh ở dưới đây.
Gà què quặt do còi xương, loãng xương
- Trường hợp này thường là do gà bị thiếu canxi hoặc vitamin D3. Khiến cho cấu trúc xương gà bất thường. Khiến cho xương và tủy không chắc chắn như bình thường.
- Cách chữa trị: Bổ sung vitamin D3 và Canxi trong suốt quá trình sinh trưởng của gà để cân bằng lượng Ca và Ph thu nhận. Bên cạnh đó lượng canxi phải bổ sung theo tỉ lệ 50% dưới dạng đá vôi thô, 50% dưới dạng đá vôi mịn
Gà mắc bệnh Perosis (gà thiếu Mangan)
- Khi gà thiếu Mangan chân gà thường sưng to. Chân cánh ngắn bất thường. Các khớp bàn chân thường bị biến dạng nhận ra rất rõ.
- Cách chữa trị: Bổ sung đầy đủ Mangan cho gà. Kết hợp với duy trì cân bằng tỷ lệ Mn – Ca – P trong chế độ dinh dưỡng của gà.
Gà què quặt vì nhiễm độc Ionophone
- Triệu chứng của gà nhiễm độc Ionophone là chân gà bị liệt và choãi sang 2 bên hoặc choãi về đằng sau. Ngoài ra không có bất cứ tổn thương cụ thể nào khác.
- Cách chữa trị: trộn thức ăn hợp lý và loại bỏ Inophore theo hướng dẫn.
Gà bị viêm da, bàn chân
- Thường xuất hiện triệu chứng loét da bàn chân. Nặng hơn là tình trạng hoại tử trên bề mặt của gan bàn chân
- Cách chữa trị: Bổ sung men sống và Biotin trong thức ăn. Nên điều chỉnh độ ẩm thấp xuống. Hệ thống thông gió và không được làm ước chuồng nuôi khiến bệnh của gà nặng hơn.
Gà mắc bệnh nhuyễn sụn xương chày, hoại tử xương
- Do dư thừa Ca/P, Clorua thừa trong thức ăn. Mất cân bằng axit bazo. Gà nhiễm độc tố nấm mốc gây ra. Triệu chứng là từ phần sụn xương chày cho đến giữa bàn chân bị nhuyễn, mềm dần.
- Cách chữa trị: Điều chỉnh làm cân bằng chế độ dinh dưỡng cho gà. Thêm một số hoạt chất chống nấm mốc an toàn vào thức ăn cho gà.
Lưu ý: Trong trường hợp quan sát trong đàn gà con phát hiện tình trạng liệt chân thì cần cách ly gà để tránh bị gà khác dẫm đạp. Luôn cung cấp đủ thức ăn cho gà bệnh và gà khỏe. Tiêm vitamin B1 vào bắp cánh cho tất cả đàn gà để tránh bệnh lây lan gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
Gà bị liệt chân nếu được chữa trị kịp thời thì quá trình trị bệnh diễn ra rất đơn giản và nhanh chóng. Đồng thời lại không để lại di chứng, đảm bảo sức khỏe cho gà tốt nhất. Vì vậy, cần nắm rõ những kiến thức trị bệnh cho gà khi có hiện tượng liệt chân, què quặt trong mọi lứa tuổi của gà.
Như vậy, trên đây là toàn bộ những trường hợp có thể xảy ra khi gia cầm mà cụ thể là đàn gà nhà bạn có các dấu hiệu liên quan đến bộ xương, hy vọng những thông tin trên giúp quý độc giả có thêm góc nhìn và chủ động hơn trong quá trình chẩn đoán cũng như điều trị.