Đối với người nuôi bồ câu thì vệ sinh chuồng chim là một điều đáng quan tâm. Chim bồ câu nếu nuôi với số lượng ít thì khâu vệ sinh không đáng kể. Nhưng nếu nuôi với số lượng lớn thì đây là một vấn đề quan trọng đáng được quan tâm. Phân chim bồ câu tuy khô nhưng có mùi hôi gần như mùi phân gà, lại còn lẫn lông chim, bụi bẩn, nên việc vệ sinh chuồng trại phải quét dọn vài ngày một lần, cuối tuần phải tổng vệ sinh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh chuồng bồ câu. Hãy cùng theo dõi bài viết của Gtereads nhé.
Mục Lục
Hướng đặt chuồng
Nhiều người thường chọn hướng chuồng là hướng Đông Nam để đón được ánh nắng mặt trời. Ngoài hướng Đông Nam thì vẫn có nhiều người đặt chuồng bồ câu theo các hướng khác. Khi chia sẻ kinh nghiệm đặt chuồng thì những người nuôi này đều căn cứ theo hướng gió. Ở Việt Nam có gió tây là gió nóng và gió Bắc là gió lạnh. Nếu bạn ở khu vực miền bắc và miền trung nước ta thì chỉ cần tránh hai hướng này là được. Để tránh hoàn toàn hai hướng gió này thì chúng ta sẽ có hướng Đông, hướng Nam và hướng Đông Nam. Trong đó, hướng Đông Nam được coi là hướng đẹp nhất vì tránh hoàn toàn được hai hướng xấu là hướng tây và bắc.
Nên vệ sinh mọi ngóc ngách trong chuồng chim bồ câu
Việc quét dọn không chỉ chú trọng ở máng phân, hay nền chuồng cho sạch sẽ là đủ, mà còn chú trọng đến các ngăn kê, đến từng ổ chim nữa, mà những nơi này mới là nơi dơ bẩn nhất vì chim dành nhiều thì giờ để lưu trú tại đây.
– Vệ sinh máng phân: Chim nuôi nhốt trong lồng thì mỗi lồng đều có một máng phân. Dọn dẹp máng phân nên có bộ “đồ nghề” là một cái bay của thợ hồ và một cây chổi. Bay dùng để xúi, cạo cho sạch lớp phân trên máng, còn chổi dùng để quét máng cho sạch, trước khi trả lại chỗ cũ cho chim.
Tốt hơn hết, mỗi lồng chim nên sắm hai cái máng phân. Khi làm vệ sinh máng dơ thì ta đá có sẵn cái máng khác thay vào (máng này đã được rửa sạch, phơi khô ngoài nắng để khử trùng rồi). Máng dơ đem ra cọ rửa sạch sẽ, phơi khô để dành dùng vào lần làm vệ sinh sau.
– Vệ sinh chuồng: Với chuồng nuôi tập thể, dù chuồng chỉ nuôi có trăm cặp, cũng nên có hai người làm vệ sinh mới xuể. Công việc nhìn qua tưởng đơn giản, nhưng quả là nặng nề, và nhiêu khê nữa:
Vệ sinh ổ chim
Với những ổ chim đang ấp trứng, nghĩa là mới thay rơm xong thì có thể không cần lưu ý tới, nhưng những ổ đang nuôi con, hoặc con đã ra ràng thì phải làm vệ sinh ngay. Những ổ này không những chất chứa nhiều phân mà còn có cả rận mạt bám vào rơm mà sinh con đẻ cái. Cần phái thay lớp rơm này, rồi cạo ổ cho sạch, sau đó lót rơm mới vào cho chim (nếu ổ đang nuôi con)… Làm vệ sinh ổ năm bảy cái thì không mệt, nhưng nếu liên tiếp vệ sinh năm bảy chục ổ thì không ai cho là chuyện dễ, và tất nhiên chiếm rất nhiều thời gian.
Vệ sinh các ngăn kệ
Kệ thì có nhiều tầng, mỗi tầng lại chia ra nhiều ngăn. Nếu chuồng nuôi một trăm cặp Bồ Câu tất nhiên phải có hơn 100 ngăn kệ. Số bồ câu nuôi càng nhiều cặp thì số ngăn kệ trong ngăn chuồng đó càng nhiều hơn…
Sau một tuần, các ngăn kệ đều dơ bẩn, đều có lớp phân dày của Bồ Câu bám chắc vào, vì đây là nơi chim đậu, nghỉ ngơi và ngủ, vì là “nhà” riêng của chúng. Phải dùng bay cạo mạnh thì lớp phân mới chịu bong ra, và sau đó là quét dọn sạch sẽ. Nên cạo quét các ngăn kệ của tầng trên trước, sau đó mới làm vệ sinh các ngăn thấp hơn…
Nền chuồng cũng cần được vệ sinh
Nền chuồng Bồ Câu thường bằng phẳng; nếu không lót gạch cũng được tráng xi măng. Vì vậy tuy có lớp phân Bồ Câu đóng thật dày; nhưng việc cạo, quét và sau cùng là cọ rửa cũng không mấy khó khăn. Trước hết, ta nên gom lại một góc chuồng số phân chim vừa được quét dọn từ ổ và kệ lại để hốt bớt ra ngoài. Sau đó mới bắt tay vào cạo xủi nền chuồng cho sạch. Trước khi dội nước cọ rửa nền chuồng, ta phải hốt hết phân chim đưa ra ngoài. Nên đeo khẩu trang khi vệ sinh chuồng.
Tạo cho chim cảm giác an toàn khi vệ sinh chuồng
Trong khi làm vệ sinh chuồng như vậy, chim có hoảng hốt nhưng với mức độ không đáng ngại. Chúng thường bay tụ về một phía đối nghịch với người làm vệ sinh; chủ yếu là chúng đậu trên các ngăn kệ chỉ số ít mới bay tán loạn mà thôi. Chúng sợ hãi trông chừng từng cử chỉ của ta. Vì vậy, khi đứng lên ngồi xuống; khi cầm chổi quét nên thong thả, và từ tốn. Đừng cố tình tạo một cử chỉ mạnh bạo nào khiến chim hoảng sợ thêm. Phân chim nên đổ cách xa chuồng trại và đốt ngay để diệt hết mầm bệnh chứa chất trong đó.