Trồng trọt và chăn nuôi là hai cách làm kinh tế đã có từ lâu đời của nhà nông. Trong đó việc chăn nuôi gà ta, gà nông nghiệp đã phổ biến rồi thế nhưng kỹ thuật chăn nuôi gà rừng vẫn còn khá mới lạ với bà con nhiều vùng nông thôn mặc dù gà rừng là một giống gà được nuôi khá phổ biến hiện nay và có giá trị kinh tế khá cao trong nền chăn nuôi. Thế nhưng, gà rừng là loài động vật hoang dã từ tự nhiên nên việc chăm sóc và nuôi dưỡng khá khó khăn. Do vậy, dưới đây là kỹ thuật đơn giản để nuôi gà rừng làm giàu để bà con làm quen và không bỡ ngỡ khi bắt đầu nuôi giống gà này, cùng tham khảo ngay nhé.
Mục Lục
Tìm hiểu sơ nét về gà rừng
Gà rừng là giống gà hoang nên việc thuần dưỡng chúng rất khó, với những con gà đã thuần hóa thì chúng vẫn nhút nhát. Vì vậy việc chăm sóc gà rất quan trọng trọng quyết định thành công của bạn. Với những người mới nuôi nên nuôi gà rừng đã thuần hóa, gà rừng rất khó nuôi và sinh sản ít. Mỗi năm gà rừng mái chỉ đẻ khoảng 20 trứng chia làm 2 lứa nên khó nhân giống. Bà con cần tuân thủ đúng kỹ thuật nuôi gà rừng. Khi chọn giống cần chọn những con khỏe mạnh nhanh nhẹn để có sức khỏe tốt chống trọi bệnh tật và môi trường nuôi không giống ngoài tự nhiên.
Kỹ thuật nuôi gà rừng lấy thịt
Cách chọn lọc gà rừng
Chọn lọc gà rừng con
- Khối lượng sơ sinh lớn.
- Nhanh nhẹn, linh hoạt, thân hình cân đối.
- Mắt tròn sáng mở to.
- Chân thẳng đứng vững, ngón chân không vẹo.
- Lông khô, bông tơi xốp, mọc đều.
- Cánh áp sát vào thân.
- Bụng thon mềm, rốn kín.
- Mỏ to, chắc chắn, không vẹo, khép kín.
Chọn lọc gà rừng hậu bị
- Đầu: rộng sâu, không dài và quá hẹp.
- Mắt: to, lồi, sáng, tinh nhanh.
- Mỏ: ngắn, chắc, khép kín.
- Mào: to màu đỏ tươi.
- Thân: dài, sâu, rộng.
- Bụng: phát triển tốt, khoảng cách giữa xương ức và xương lưỡi hái rộng.
- Chân: sáng, bong, ngón chân ngắn.
- Lông: Màu sáng, bóng, phát triển tốt.
- Cử chỉ nhanh nhẹn, ưa hoạt động.
Kỹ thuật xây chuồng trại nuôi gà
Tùy điều kiện của từng hộ gia đình khác nhau, giai đoạn và nguồn gốc gà khác nhau mà có phương thức nuôi khác nhau như nuôi nhốt hoặc thả rông nhưng phải đảm bảo được các tiêu chí sau:
- Quây xung quanh chuồng bằng lưới B40, xung quanh xây gạch cao 40cm, nền đổ cát vàng.
- Khô ráo, thoáng mát, dễ thoát nước.
- Đảm bảo ấm mùa đông, mát mùa hè. Đối với gà mới nở cần có quây úm đảm bảo đủ ấm cho gà con tránh cho gà bị lạnh dễ bị mắc bệnh.
- Phòng dịch bệnh trong chuồng như quét vôi xung quanh, tiêu độc khử trùng trong chuồng bằng NaOH…
- Để trống chuồng 15 – 20 ngày trước khi cho đàn mới vào nuôi.
- Nuôi gà cùng lứa tuổi trong 1 chuồng để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh. Cách ly những con mới bắt để phòng bệnh.
- Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ấm chân tránh nhiễm bệnh nên cần làm một số dàn đậu trong chuồng. Khoảng cách giữa các dàn đậu khoảng 0,3 – 0,4 m nhằm đảm bảo gà không bị đụng vào nhau, không mổ nhau, không ỉa phân lên nhau.
- Đảm bảo diện tích đủ rộng để nuôi gà mật độ nuôi càng thấp thì khả năng tăng trọng cao, dịch bệnh xảy ra ít và ngược lại.
Hướng dẫn phương pháp chăn nuôi
Có hai phương pháp nuôi là nuôi thả hoặc nuôi nhốt.
- Nuôi thả: Phương pháp này đối với gà trên 1 tháng tuổi. Nên thả ở những khu vườn, đồi núi thấp hoặc dưới những tán rừng nơi có nhiều cỏ dại. Chú ý gà nuôi thả phải là gà đã thuần hóa để chúng không bỏ đi với cuộc sống hoang dại trước đó. Chúng sẽ tự kiếm ăn ở các khu vườn, khu rừng như thế gà mới đủ chất, thịt thơm ngon và bộ lông mới đẹp được. Không nên thả nuôi chung với các loại động vật khác như chó mèo vì chúng có thể làm hại đến đàn gà khiến chúng sợ và bỏ đi.
- Nuôi nhốt: là phương thức nuôi nhốt trong chuồng. cách làm chuồng gà khá đơn giản. Chỉ cần cao ráo thoáng mát có nền đất cát và đủ rộng với số lượng gà. Chuồng thoáng mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông, xung quang chuồng nên có cây cối để môi trường sống gần với thiên nhiên, có đủ máng thức ăn và nước uống hoặc dàn đậu cho chúng.
Thức ăn cho gà rừng
Thức ăn của gà rừng rất đa dạng, chúng có thể ăn mọi loại ngũ cốc và côn trùng. Đối với gà nuôi thả thì gà con cho ăn tấm gạo, cám, rau xanh băm nhỏ, ít mồi tươi băm nhỏ. Có thể cho ăn côn trùng vì thức ăn tự nhiên này giúp gà con mau lớn và chống lại các dịch bệnh ở gà. Sau vài tháng nuôi có thể cho ăn các loại ngũ cốc thóc gạo tùy ý.
Lúc gà mái thay lông cần bổ sung canxi và các chất dinh dưỡng bằng bột vỏ ốc, vỏ sò, vỏ trứng xay nhuyễn hoặc mồi (thịt) tươi giúp gà đủ chất không gầy mòn. Đối với gà trống, lúc thay lông nên cho gà ăn thật nhiều mồi tươi vì lúc này gò trống rất mất sức, thức ăn tốt nhất là thịt heo mỡ nhiều nạc ít, mỗi ngày cho ăn 3 miếng bằng ngón tay út. Không nên cho gà ăn nhiều, không tốt cho hệ tiêu hóa của nó. Không nên cho gà ăn thức ăn có nhiều bột mỳ hoặc cám tổng hợp vì gà sẽ rất giòn lông, dễ gãy.
Nước uống cần sạch sẽ và phải được cung cấp, thay thường xuyên. Thức ăn và nước uống có thể thêm thuốc phòng các bệnh cho gà. Đáp ứng đúng quy trình phòng bệnh cho gà.
Nuôi gà rừng lấy thịt sau 1 tháng tuổi đến khi bán
- Nên thả gà sau khi mặt trời mọc một hai tiếng. Ngày đầu thả gà ra khoảng 2 tiếng và tăng dần vào những ngày sau để gà quen vườn không chạy mất.
- Đảm bảo dinh dưỡng cho gà với tỷ lệ protein thô 15-16%. Năng lượng 2800 kacl. Cần bổ sung thêm thức ăn cho gà vào buổi chiều trước khi gà lên chuồng bằng lúa, tấm, cám, giun đất….
- Trước khi bán nửa tháng cần vỗ béo cho gà bằng các dinh dưỡng phù hợp.
Xem thêm nhiều tin tức mới nhất về Kỹ thuật chăn nuôi – Chăn nuôi gà thịt tại đây,