Chợ truyền thống, chợ dân sinh tại nhiều địa bàn không thuộc quận Gò Vấp, Phú Nhuận, quận 4,6,7 và huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè của TPHCM đã mở cửa tái hoạt động. Sắp tới, hàng chục khu chợ cũng đang trong kế hoạch được cho phép khởi động lại. Trong khi tình hình mua bán tại chợ truyền thống và chợ dân sinh nhộn nhịp sôi động, thị trường hàng hoá trực tuyến vẫn ổn định thì các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi vắng vẻ hơn thời kỳ giãn cách. Các cơ sở này đua nhau giảm giá để thu hút khách hàng, dự kiến sự cạnh tranh giữa chợ truyền thống và hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng sẽ nhanh chóng trở nên căng thẳng.
Mục Lục
Gần 1/3 số chợ truyền thống ở TPHCM buôn bán trở lại
Thống kê của Sở Công Thương TP HCM đến 10 giờ ngày 15-10, trên địa bàn TP có 68/234 chợ truyền thống đã mở hoạt động trở lại. Vẫn còn 166/234 chợ truyền thống tạm đóng cửa phòng, chống dịch. Riêng trong ngày 15-10, có đến 20 chợ trên địa bàn TP Thủ Đức và quận 1, 3, 6, 8, 12, Bình Thạnh, Tân Bình, Bình Tân mở cửa cho tiểu thương ngành hàng lương thực thực phẩm vào kinh doanh.
Danh sách cụ thể bao gồm: chợ Tự Đức (TP Thủ Đức); chợ Dân Sinh, Thái Bình (quận 1); chợ Bàn Cờ (quận 3); chợ Phan Văn Trị ( Bình Thạnh); chợ Bình Tây (quận 6); chợ Phạm Văn Hai, Nghĩa Hòa, chợ Tân Hưng, chợ Tân Phước, chợ phường 11, Nam Hòa, Trần Văn Quang, Tân Trụ (quận Tân Bình); chợ Hiệp Thành, Bà Bầu, An Sương (quận 12); chợ Rạch Ông, Phạm Thế Hiển (quận 8); chợ Khu phố 2 (quận Bình Tân).
Dự kiến sẽ mở cửa thêm nhiều chợ
Đại diện Sở Công Thương TP cho biết dự kiến từ ngày 16 đến 20-10, các quận, huyện sẽ mở cửa thêm 16 chợ nữa. Tùy diễn biến dịch bệnh tại từng địa phương, các quận, huyện sẽ chủ động xem xét, đánh giá phương án và có quyết định cụ thể đối với từng chợ.
“Tiểu thương ngành hàng thực phẩm tươi sống của hàng chục chợ truyền thống đã quay lại bán hàng trong nửa tháng qua (tính từ ngày 1-10). Sự phục hồi dần của kênh phân phối truyền thống đã góp phần quan trọng trong việc kéo giá các mặt hàng rau củ, trái cây… về mức hợp lý hơn so với giai đoạn TP cùng các tỉnh, thành khu vực phía Nam áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Lượng hàng hóa nông sản, thực phẩm tập kết về điểm trung chuyển ở 3 chợ đầu mối cũng đang tăng dần lên”
Đại diện Sở Công Thương TP thông tin như trên. Trong khi đó, các công ty Quản lý và Kinh doanh chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn vẫn đang xây dựng phương án mở lại hoạt động chợ đầu mối an toàn để trình lãnh đạo TP phê duyệt.
Cuộc cạnh tranh giữa chợ truyền thống với các siêu thị
Một điểm tích cực dễ thấy nhất là khi các chợ truyền thống đồng loạt mở cửa, siêu thị và các chuỗi cửa hàng được phép bán “độc quyền” trong thời gian giãn cách phải hạ giá để cạnh tranh, giữ khách. Khi mà người tiêu dùng cũng đã cạn kiệt tiền tích lũy, chi tiêu dè dặt. Dù trước đó trong thời gian giãn cách nghiêm ngặt, giá cả vẫn chưa thực sự bình ổn.
Tình hình tiêu thụ tại siêu thị giảm
Quan sát các siêu thị của Sài Gòn Co.oop sáng 15-10, lượng khách vẫn ít so với thời kỳ giãn cách. Người vào mua chủ yếu là tầng lớp trung lưu, có tiền hơn là những công nhân, lao động thu nhập thấp. Tuy vậy, cho đến thời điểm hiện tại, các chuỗi siêu thị vẫn là nơi bán đầy đủ các mặt hàng nhất. Dù giá có nhỉnh hơn bên ngoài.
Các chuỗi cửa hàng của Vissan cũng tương tự, h. Hàng hoá rất phong phú, nhưng ít người mua. Giá thịt heo vẫn còn cao. Nạc đùi, nạc vai heo 57.000 đồng/300gr, cốt lết 145.000 đồng/kg. Ba rọi 102.500 đồng/500gr, thịt nách heo 132.000 đồng/kg… Trong khi giá heo hơi ở miền Trung và Tây nguyên ngày 15-10 giảm 1.000 – 4.000 đồng/kg. Còn trung bình 41.000 – 42.000 đồng/kg. Có nơi như Thanh Hóa, Nghệ An vẫn ở mức rất thấp; chỉ 38.000 đồng/kg. Giá heo hơi toàn miền Nam dao động quanh ngưỡng 39.000 – 41.000 đồng/kg.
Chợ trực tuyến liên tục khuyến mãi
Trong khi thịt heo, thịt bò ở các chợ truyền thống bao giờ cũng rẻ hơn tại các siêu thị. Hiện chợ truyền thống đang chuẩn bị mở thêm nhiều chợ nữa. Đặc biệt chợ dân sinh hoạt động rất nhộn nhịp. Đẩy các chợ online buộc phải giảm giá để níu chân khách bằng cách giảm giá, lựa chọn hàng hoá chất lượng hơn. Phục vụ cho một số KH vẫn còn thói quen sử dụng hình thức mua hàng hoá thiết yếu trên mạng như trong thời gian giãn cách. Hiện những kênh bán hàng online như Tiki, Shopee, Lazada… Không chỉ liên tục chạy luân phiên chương trình ưu đãi dành cho nhiều nhóm ngành hàng. Mà bình quân mỗi tháng đều tổ chức “tiệc” giảm giá sốc cho KH.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Ngọc – Phó giám đốc Sở CT TPHCM, ngành Công thương TP đã làm việc với doanh nghiệp, nhà bán lẻ, đơn vị sản xuất – kinh doanh… Chuẩn bị nguồn cung hàng hoá tiêu dùng thiết yếu. Hỗ trợ tiêu thụ nông sản của nhiều địa phương. Phục vụ người dân. Phù hợp với bối cảnh từng bước nới lỏng giãn ách xã hội.
Theo quy luật cung – cầu, hàng về càng nhiều thì giá sẽ giảm theo. Từ ngày 1-10, các chợ đầu mối đã mở cửa hoạt động trở lại. Thay vì chỉ là điểm trung chuyển như trước đây. Hàng hoá sẽ về ngày càng tăng. Khi Nghị quyết 128 của Chính phủ dần có hiệu lực. Việc vận chuyển HH từ các tỉnh về TPHCM sẽ dễ dàng hơn. Chắc chắn HH lưu thông dễ dàng, thì giá ngày càng rẻ đi, trong khi nhiều tỉnh thành vẫn đang tồn lượng hàng tiêu dùng rất lớn.