Đối với những người chăn nuôi thủy sản thì việc kiểm soát được độ mặn cho ao nuôi thủy sản chính là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Nguyên nhân là vì việc kiểm soát tốt sẽ mang lại kết quả như mong muốn cho người nuôi. Thế nhưng để làm được việc này lại đòi hỏi ở người nuôi một sự kinh nghiệm chăn nuôi thủy sản khá lớn. Điều này lại khó có thể tìm thấy ở những người mới bắt đầu vào lĩnh vực này. Vậy làm thế nào để bất cứ ai cũng có thể kiểm soát được độ mặn trong ao nuôi thủy sản?
Mục Lục
Vì sao ao cần độ mặn?
Độ mặn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của tôm; cũng như tác động đến các yếu tố chất lượng nước trong ao. Vì vậy, khi độ mặn thay đổi ngoài ngưỡng an toàn; cần có những biện pháp kiểm soát kịp thời và phù hợp. Từng loại tôm sinh trưởng ở trong môi trường với độ mặn phù hợp. TTCT có thể chịu độ mặn 2 – 40‰. Sinh trưởng ở trong độ mặn tốt 10 – 25‰. Tôm sú sống ở trong môi trường độ từ 3 – 45‰, thích hợp 15 – 20‰.
Phương pháp kiểm soát và làm giảm độ mặn ao tôm
Để nhận biết được độ mặn ở trong ao gặp các vấn đề cần kiểm tra bằng thiết bị, máy đo độ mặn. Để giảm độ mặn cho ao thực hiện như sau:
- Xử lý tảo và cấy vi sinh để giảm được lượng tảo.
- Thay nước thường xuyên hàng ngày 3 lần/ngày.
- Dùng quạt gió, tăng ôxy để tôm có thể phát triển.
- Giữ mực nước sâu từ 1,2 m trở lên để góp phần ổn định nhiệt độ. Thiết kế hệ thống lưới chắn chống nắng hoặc căng bạt trên mặt ao. Để hạn chế sự tăng nhiệt. Khi nhiệt độ và độ mặn thay đổi cao hơn hoặc thấp hơn mức tối ưu; đều có thể áp dụng biện pháp thay nước để cân bằng lại. Ngoài ra, cũng cần sục khí thường xuyên để chống stress cho tôm. Khi nhiệt độ và độ mặn bị thay đổi đột ngột do thời tiết.
Tôm giống cần được thích nghi: Hạ độ mặn từ từ để tránh gây sốc cho tôm. 3 giờ hạ một lần. Mỗi lần hạ không quá 2‰ cho đến khi độ mặn trong ao nuôi; và ao thích nghi bằng nhau. Trong tháng nuôi đầu tiên, kiểm soát độ mặn ao tôm phù hợp không nên thấp hơn 7 – 8‰. Nhằm giảm tối đa việc gây sốc tôm. Tháng thứ 2, nên bổ sung thêm nước ngọt vào ao. Để hạ độ mặn ao nuôi xuống dần nhưng không dưới 5‰. Vì nếu độ mặn thấp hơn 5‰; thì tôm dễ bị còi cọc, mềm vỏ, tỷ lệ sống thấp.
Lưu ý dành riêng cho người nuôi tôm
Tăng cường kiểm soát độ mặn trong ao tôm để mang lại chất lượng như mong muốn. Với những ao có độ mặn cao, tốt nhất là nên có ao lắng để lọc nước, điều chỉnh độ mặn thích hợp trước khi cho vào ao. Kịp thời gia cố bờ ao, hạn chế sự rò rỉ. Xiphong đáy ao thường xuyên, nhất là khi mùa nắng nóng kéo dài, độ mặn và nhiệt độ tăng cao sẽ làm cho quá trình phân hủy hữu cơ diễn ra nhanh hơn. Phải dọn lớp mùn bã dày ở đáy ao, giảm mùi hôi do tảo tàn và xử lý khí độc bằng chế phẩm sinh học cho nước.
Trong quá trình chăm sóc quản lý, có thể tùy theo tình hình thời tiết mà tăng giảm lượng thức ăn một cách hợp lý, tránh gây dư thừa lại làm ô nhiễm ao nuôi, kéo theo nhiều hệ lụy khác.Vì mức độ tiêu thụ thức ăn của tôm cũng phụ thuộc vào nhiệt độ và độ mặn của môi trường mà chúng sống. Bổ sung các chế phẩm giúp tăng sức đề kháng cho tôm như Vitamin C, vi sinh…
Không nên trực tiếp lấy nước từ kênh mương vào ao nuôi mà phải có ao lắng diện tích 15 – 20% so ao nuôi và độ sâu tối thiểu 1,5 m, để có đủ nước cấp cho ao nuôi. Để lắng và xử lý nước ít nhất 6 ngày trước khi cấp vào ao nuôi.
Phương pháp giúp làm tăng độ mặn cho ao tôm
Cách nhận biết được nồng độ mặn ở trong ao nuôi tôm xuống thấp hơn so mức bình thường bằng việc quan sát sinh vật và thủy sản. Nếu như tôm trong ao có dấu hiệu chậm lớn, kiểm tra chỉ số độ mặn với máy đo độ mặn. Tăng cường kiểm soát độ mặn trong ao tôm, để dễ dàng quản lí hơn.
Cách xử lý: Bổ sung Vitamin C vào trong thức ăn để có thể trợ lực. Trợ sức cho tôm ở trong lúc bạn có được phương pháp xử lý về nâng độ mặn phù hợp. Sử dụng chế phẩm sinh học để có thể đánh xuống dưới ao nhưng nên lựa chọn nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng để có thể hạn chế được việc gây hiện tượng tôm chết.
Dùng khoảng 22 kg vôi bột để hòa tan ở trong nước ao nhằm khử trùng và ổn định được nồng độ pH ở trong ao nuôi tôm. Khi mới thả tôm thì nên thả vôi ở gần bờ; và không thả nhiều bởi có thể gây chết tôm. Người nuôi nên dựa vào từng diện tích trong ao nuôi mà áp dụng cách để kiểm soát độ mặn ao tôm cho phù hợp.
Nếu áp dụng tốt phương pháp này chắc chắn bà con sẽ bớt lo toan hơn về vấn đề độ mặn của ao có đủ hay chưa? Độ mặn của ao đã đáp ứng được các nhu cầu để thủy sản có thể phát triển tốt hay chưa? Thay vào đó chúng ta sẽ có được sự tự tin hơn trong việc chăn nuôi thủy sản của mình. Nhờ đó việc chăm sóc và hỗ trợ thủy sản đang nuôi mới được phát huy một cách mạnh mẽ.