Nếu là một sư kê lâu năm, hẳn bạn cũng không quá lo lắng về chuyện làm chuồng. Việc xây dựng một kiểu chuồng đúng tiêu chuẩn được xem như tiêu chí đầu tiên và cơ bản nhất mà một người chủ phải có. Những chiếc chuồng được xây dựng hợp lý sẽ tạo cho chiến kê của bạn có không gian đầy đủ và an toàn. Khi đó đương nhiên trong các cuộc thi đấu đá gà, chiến kê của bạn sẽ có phần thắng nhiều hơn một chút. Không chỉ vậy, với thiết kế chuồng gà chọi, đây cũng là cách ghi dấu ấn của riêng bạn trong giới. Một chiếc chuồng đẹp, tốt lại chất lượng mà vẫn phù hợp điều kiện cá nhân, điều này chắc chắn bạn sẽ tìm thấy trong 4 mẫu chuồng dưới đây.
Mục Lục
Chuồng nuôi gà chọi quan trọng như thế nào?
Chuồng nuôi là yếu tố quan trọng cần đảm bảo khi có ý định nuôi gà chiến. Nó sẽ quyết định rất nhiều đến sức khỏe, thể lực của gà. Đây không chỉ là chỗ ăn, chỗ ngủ mà còn là khu vực bảo vệ chiến kê khỏi những tác nhân gây hại.
Vai trò của chuồng nuôi gà chọi:
– Chuồng nuôi giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết. Đồng thời nó sẽ tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi.
– Chuồng nuôi giúp cho vật nuôi hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh. Gà của bạn sẽ tránh được các loại vi trùng, kí sinh trùng gây bệnh…
– Chuồng nuôi giúp cho việc thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học.
– Chuồng nuôi giúp quản lý tốt đàn vật nuôi. Bạn sẽ dễ dàng thu được chất thải làm phân bón và tránh làm ô nhiễm môi trường.
– Chuồng nuôi góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, giúp gà chọi phát triển khỏe mạnh.
Chuồng nuôi cần đảm bảo yếu tố rộng rãi, thoải mái, mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Nên hướng xây chuồng, vật liệu xây,.. đều rất quan trọng. Dựa vào kích thước của giống gà mà phải xây chuồng đủ rộng, để chúng không cảm thấy tù túng. Với một số giống gà có tập tính ngủ trên cây, thì phải bắt một thanh gỗ ngang chuồng để chúng nghỉ ngơi.
Top 4 kiểu chuồng gà chọi thịnh hành hiện nay
Chuồng gà loại mini
Với những sư kê nuôi gà chiến với số lượng ít, chỉ khoảng 1 – 2 con thì kiểu chuồng nuôi này sẽ phù hợp. Mẫu chuồng nuôi này có nguồn gốc tại nước ngoài, bởi sự nhỏ gọn mà đầy tiện ích. Nhất là với những gia chủ không có nhiều không gian thì đây sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Chuồng gà chọi hai tầng
Nhắc đến các kiểu chuồng gà thông dụng hiện nay mà thiếu chuồng hai tầng thì quả là thiếu sót. Đây cũng là giải pháp hoàn hảo dành cho các sư kê nuôi gà số lượng ít. Chuồng nuôi rộng rãi, chắc chắn, cách thiết kế đẹp, đầy đủ tiện nghi,… Sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình nuôi gà đá.
Chuồng gà làm bằng xi măng
Với những chiến kê nuôi gà đá với số lượng trung bình, khoảng 5 – 10 con thì mô hình chuồng này sẽ rất thích hợp. Chuồng được xây dựng bởi xi măng nên có độ cứng cáp cao. Đảm bảo diện tích chuồng nuôi đồng đều. Bố trí thêm máng ăn, máng uống bên trong để chiến kê dễ dùng. Diện tích chuồng tốt nhất là khoảng 1 x 2 m2 đến 1 x 4 m2. Bên cạnh đó cần đảm bảo yếu tố khô thoáng, rộng rãi.
Chuồng quy mô lớn
Việc nuôi gà chiến kinh doanh chắc hẳn đã không còn xa lạ tại Việt Nam. Nếu bạn đang sở hữu một đàn gà chiến lớn thì kiểu chuồng nuôi này sẽ vô cùng phù hợp. Nên xây chuồng với hai dãy song song, chính giữa tạo thành một lối đi. Bên cạnh đó có thể xây thêm tầng 2 để tạo thêm nhiều diện tích, không gian nuôi gà. Trong các kiểu chuồng gà thì mô hình nuôi gà số lượng lớn cần diện tích rộng, thoáng hơn. Khoảng 1.5 – 2m (chiều dài), 0.8 – 1m (chiều rộng). Mỗi tần cách nhau ít nhất 50cm.
Những vấn đề cần lưu tâm khi xây dựng các kiểu chuồng gà chọi khác nhau
Bên cạnh các kiểu chuồng gà thì khi xây chuồng, các sư kê cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Chuồng nuôi phải cách mặt đất ít nhất 70cm, để khi trời mưa, chuồng sẽ không bị ướt. Đồng thời hạn chế những loài vật nguy hiểm bò vào chuồng.
– Trong quá trình nuôi gà cần vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ. Nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chiến kê.
– Chuồng nuôi cần bao một lớp lưới mỏng bên ngoài. Khoảng cách giữa các lỗ cần phải đủ nhỏ để hạn chế chuột, ruồi muỗi ra vào.
– Nền chuồng nên rải cát mịn hoặc rơm rạ, tránh làm hư cựa & mỏ của chiến kê.
– Nên xây khoảng cách giữa hai chuồng nuôi cách ít nhất 2 – 3 thước. Để chúng không cọ mỏ hoặc khó chịu.
Phía trên là các kiểu chuồng gà thường thấy trong nuôi gà chiến. Cũng như những vấn đề cần lưu ý khi làm chuồng. Hy vọng các sư kê sẽ trang bị cho mình những kiến thức hữu ích!