Đừng nghĩ rằng cứ lựa được một con gà chọi tốt làm giống là xem như bạn có một chiến kê khoẻ mạnh. Hãy nghĩ nhiều hơn về cách chăm sóc chúng sao cho hiệu quả. Với gà chọi, khó chăm sóc chính là lúc “sơ sinh” mới nở. Lúc này gà chọi con còn rất yếu. Và bạn cần nhớ là chăm sóc gà chọi không giống như chăm sóc gà lấy trứng hay lấy thịt. Vì vậy không phải cứ cho chúng ăn thật nhiều là tốt. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cụ thể về cách chăm sóc gà chọi con mới nở. Cùng xem qua nhé.
Mục Lục
Đặc điểm sinh lý của gà chọi mới nở
Gà chọi mới nở có thân nhiệt chưa ổn định, thân nhiệt thấp hơn gà trưởng thành (370C); khả năng điều tiết thân nhiệt kém. Gà con có lớp lông tơ mỏng manh và khả năng sinh nhiệt kém nên dễ mất nhiệt; giảm thân nhiệt và chết vì lạnh. Vì vậy cần phải sưởi ấm cho gà con. Ngay trong tuần đầu, gà con phải tập làm quen với thức ăn; hay nước uống và các điều kiện ngoại cảnh rất khác biệt so với môi trường ấp; từ đó giúp gà hoàn thiện các chức năng sinh lý để chúng sinh trưởng và phát triển tốt.
Trong tuần đầu, gà con có tốc độ sinh trưởng cao nhất. Thế nên nhu cầu dinh dưỡng khá cao. Nhưng kích thước và chức năng hệ tiêu hóa của gà chưa hoàn chỉnh. Vì thế, thức ăn gà con phải có chất lượng cao, đủ và cân bằng axit amin giới hạn như lysin; methionin, đặc biệt các vitamin nhất là vitamin A.
Thức ăn cho gà chọi con
Lúc mới nở
Gà chọi con thường được nuôi dưỡng và cho ăn bằng những loại thức ăn ngoài tự nhiên như là giun, cây cỏ; thóc, các loại ngũ cốc, côn trùng hay là một số loại động vật thủy sinh. Tuy nhiên vào lúc mới nở được khoảng 2 tiếng thì người ta sẽ cho chúng ăn một ít cám công nghiệp; vì đây là loại thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của gà con.
Lúc từ 1.5 tháng tuổi và sau đó
Khi gà đạt khoảng 1,5 tháng tuổi trở lên thì chúng ta có thể cho gà ăn những loại thức ăn như: thit, ếch, nhái, rau, thóc, lươn, giun và giảm dần lượng thức ăn từ cám công nghiệp.
Đến thời gian mà gà chọi con có thể tách mẹ thì chúng ta có thể cho gà ăn lúa hoàn toàn vào các bữa ăn. Nên cho gà ăn vào một khung giờ nhất định thường là khoảng 9 h sáng và 4 h chiều là khoảng thời gian thích hợp. Gà được trên 6 tháng chúng ta nên bổ sung thành phần dinh dưỡng cho gà từ những loại rau như giá, xà lách, cà chua,… Cùng với 1 đến 2 buổi thịt lươn, ếch, nhái hoặc bò, giun,…
Nước uống cho gà chọi con
Ngoài đồ ăn thì nước uống cũng là nhu cầu cần thiết của những chú gà chọi con. Cần đảm bảo rằng nước uống của gà luôn sạch sẽ và hợp vệ sinh. Thường xuyên thay nước uống cho gà từ 3-4 lần/ngày. Để tăng sức đề kháng cho gà con chúng ta có thể thêm vào nước uống vitamin c và đường glucozo vào nước và cho chúng uống.
Trong những ngày đầu tiên cho gà uống các loại kháng sinh phòng bệnh cần thiết như E.coli, thương hàn hoặc viêm rốn tránh trường hợp phải trị bệnh cho gà sau này. Gà con mới nở bị hở rốn chúng ta có thể dùng thuốc xanh methylen 1% hoặc iot 0,5% để bôi lên sát trùng cho chúng. Nên để máng nước uống cao tránh trường hợp gà nhảy vào máng nước vừa làm bẩn nước vừa khiến gà bị ướt.
Cách chăm sóc gà mới nở
Hãy giữ ấm cho gà đúng cách
Những ngày đầu nên trải giấy xốp nhằm giúp gà tập ăn, vừa giữ ấm cho gà và tránh gió lùa từ dưới lên. Sau 3 – 4 ngày, gà con đã cứng cáp có thể bỏ giấy lót sàn. Nếu trời lạnh hoặc ban đêm, chung quanh lồng úm cần được che kín trong tuần đầu để giữ nhiệt. Nguồn nhiệt bố trí ở 1 phần lồng tạo chênh lệch nhiệt độ trong lồng úm.
Thường xuyên để ý chuồng trại và cách sinh hoạt của gà, chuồng phải kín gió che chắn cẩn thận và nhiệt độ đủ ấm. Nếu chúng ta để ý thấy gà thường xuyên vào những khu vực gần bóng đèn và biếng ăn thì tức là nhiệt độ của chuồng chưa đủ ấm ta nên thay bóng điện có công suất lớn hơn hoặc ngược lại nếu gà tản xa khu vực bóng đèn, thường xuyên há mỏ và uống nhiều nước tức là ta nên hạ nhiệt độ xuống cho phù hợp.
Cung cấp đầy đủ ánh sáng
Trong tuần đầu tiên khi gà mới nở nên úm gà liên tục 24h/ngày và có thể giảm dần vào những tuần sau tuy nhiên cần duy trì ở khoảng ít nhất 12h/ngày trong suốt thời gian sinh trưởng ở gà.
Duy trì độ ẩm phù hợp
Chú ý duy trì độ ẩm của chuồng nuôi ở khoảng 60-70% nhằm khiến hơi nước từ phân gà dễ dàng thoát ra tránh những trường hợp phân để lâu sẽ gây ẩm mốc chuồng gà là môi trường cho những vi khuẩn gây bệnh phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mật độ chuồng úm phù hợp
Trong tuần đầu khi gà mới nở chúng ta có thể úm gà với khoảng 50con/m2. Tuy nhiên vào những tuần sau bạn nên tách để mật độ gà thấp hơn từ 20-25 ngày/con. Từ đó để gà có không gian phát triển thoải mái. Khi gà được khoảng 3 tuần tuổi ta nên cắt 1/2 mỏ trên; hơ mỏ dưới của gà con để ngăn cản sự phát triển của mỏ khiến gà mổ nhau và dùng mỏ để nhặt, bới thức ăn rơi vãi trên nền đất.
Vệ sinh chuồng úm
Trước khi đem gà vào chuồng úm chúng ta phải tiêu trùng tiêu độc bằng các loại thuốc; hoặc sử dụng vôi bột. Như đã đề cập ở trên, trước khi úm gà hoặc thả gà vào chuồng, bạn cần tiêu trùng, tiêu độc chuồng úm bằng cách sử dụng thuốc hoặc vôi bột.