Giá heo hơi xuất chuồng rớt thảm xuống chỉ còn 30.000 đến 40.000 đồng/kg, thậm chí giá heo quá lứa tại một số địa phương còn thấp hơn 30.000 đồng/kg. Suốt tuần qua, mỗi ngày giá heo hơi mỗi giảm trên diện rộng. Đến nay, giá heo hơi đã chạm đáy với mức giảm xấp xỉ 60% so với đầu năm. Không chỉ người nông dân chăn nuôi với quy mô vừa và nhỏ lỗ mà cả doanh nghiệp quy mô lớn cũng cùng chung cảnh ngộ. Ngoài ra, một số hộ tại tỉnh Tiền Giang còn thiệt hại nặng nề do đàn heo quá lứa mà chưa thể tiêu thụ.
Mục Lục
Tình hình giá heo hơi thực tế
Tại Hà Tĩnh, đầu tháng 10, giá lợn hơi tại địa phương dao động mức 33.000 – 37.000 đồng/kg. Giảm 25.000-30.000 đồng/kg so với giá bình quân năm 2020. Trong khi đó, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đều tăng 16-46% . Thực tế người chăn nuôi phải bù lỗ ít nhất 1 triệu đồng/con lợn.
Ngày 16/10, giá lợn hơi chỉ còn dao động trong khoảng 35.000 – 38.000 đồng/kg. Mốc giá thấp nhất khu vực là 35.000 đồng/kg, ghi nhận tại ba tỉnh Yên Bái, Phú Thọ và Lào Cai. Trong khi đó tại Bắc Giang, Hưng Yên, Nam Định và Thái Bình, giá thu mua ghi nhận mốc nhỉnh hơn chút là 36.000 đồng/kg.
Tại miền Trung, Tây Nguyên, giá lợn hơi tiếp tục giảm từ 1.000 đồng/kg đến 4.000 đồng/kg. Sau khi giảm từ 3.000 đồng/kg đến 4.000 đồng/kg. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam hiện giao dịch chung mốc 38.000 đồng/kg. Mức giá thấp nhất khu vực là 37.000 đồng/kg được ghi nhận tại tỉnh Thanh Hóa.
Tại khu vực phía Nam, thương lái tỉnh Bạc Liêu hiện thu mua lợn hơi ở mốc thấp nhất khu vực là 36.000 đồng/kg. Sau khi giảm mạnh 5.000 đồng/kg so với hôm qua. 6 tỉnh gồm Bình Phước, Đồng Nai, TP HCM, Bình Dương, Tây Ninh và Vũng Tàu giảm 1.000 đồng/kg trong hôm nay. Hiện thu mua heo hơi với giá là 40.000 đồng/kg.
Lý do giá heo hơi lao dốc
Theo các thương lái, gần đây, đầu ra khó khăn do các khu, cụm công nghiệp trong và ngoài tỉnh ngưng hoạt động. Nhiều chợ truyền thống đóng cửa để phòng, chống dịch COVID-19. Việc vận chuyển heo từ địa phương này đến địa phương khác qua các chốt kiểm dịch gặp khó khăn. Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, người dân nhiều tỉnh trong khu vực như Tiền Giang, Bến Tre tái đàn heo rất nhanh dẫn đến “cung vượt cầu”.
Tiền Giang hiện có hơn 350.000 con heo, là một trong những địa phương có đàn heo lớn ở vùng ĐBSCL. Tại xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang có đàn heo chuyên canh trên 30.000 con. Chính quyền địa phương hiện chưa có biện pháp gì để “giải cứu” đàn heo.
Trong khi giá lợn hơi liên tục giảm, tình hình dịch bệnh cũng vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) thông tin, từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước đã xảy ra 1.834 ổ bệnh Dịch tả heo châu Phi. Tại 304 huyện thuộc 53 tỉnh, thành phố. Tổng số heo tiêu hủy là 112.092 con. Tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2020. Tổng trọng lượng tiêu hủy ước tính hơn 5.500 tấn. Hiện nay, cả nước còn 497 ổ dịch tại 37 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. Trước tình hình này, người chăn nuôi tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ chăn nuôi không muốn tái đàn.
Liệu cuộc khủng hoảng năm 2017 có tái diễn?
Trước đà sụt giảm liên tục của giá lợn hơi những tháng gần đây. Nhiều người lo ngại viễn cảnh tương tự như cuộc khủng hoảng năm 2017 cũng có thể xảy ra. Bởi theo Bộ NN&PTNT với tình hình giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng. Đẩy giá thành sản xuất lên cao. Còn giá bán heo hơi lại giảm mạnh. Do vậy người chăn nuôi heo chịu lỗ nặng, có tâm lý e ngại không muốn tái đàn.
Năm 2017, mức giá thấp nhất là 22.000 đồng/kg, giá thành sản xuất khoảng 40.000 đồng/kg thì khi bán ra lỗ khoảng 1,8 triệu đồng/con. Với mức giá hiện tại của heo hơi ở vùng 30.000 đồng/kg thì mức lỗ của người chăn nuôi cũng tương tự.
Đại diện một doanh nghiệp chăn nuôi cho biết hiện tại ở các trang trại cũng như hộ chăn nuôi đang bị dịch tả heo châu Phi hoành hành trở lại. Khiến lượng heo nhỏ khoảng 50-60 kg chuẩn bị cho nhu cầu sắp tới bị sụt giảm. Hiện tại, dù nhiều địa phương đã dần mở cửa nhưng giá vẫn chưa tăng. Phía Cục Chăn nuôi giải thích là do tình trạng “dồn toa”.