Gà Lương Phượng thường hay bị nhận nhầm, đặc biệt là gà Ri bởi vì có hình dáng bên ngoài giống với loại gà này. Tuy nhiên, gà Lương Phượng có thịt ngon hơn, da màu vàng, chất thịt min, vị đậm. Hiện tại, đã có một số trang trại áp dụng thành công các mô hình nuôi gà Lương Phượng và đạt hiệu quả rất cao so với việc nuôi các loại gia cầm khác. Do đây là một giống gà khác mới, để giúp bà con hiểu rõ hơn về kỹ thuật nuôi giống gà này, gtereads.com xin giới thiệu bài viết sau đây, mời bà con cùng tham khảo.
Mục Lục
Những điều có thể bạn chưa biết về gà Lương Phượng
Nguồn gốc
Gà Lương Phượng hay còn gọi là gà Lương Phượng Hoa Trung Quốc do lai tạo giữa giống gà nội của Trung Quốc với gà nhập nội, được nhập vào nước ta từ sau năm 1997. Giống gà này đã được kiểm nghiệm và thông qua các kết quả đánh giá mức độ ổn định về đặc tính duy truyền. Ngoài ra cả đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của chúng. Ý nghĩa cái tên cũng rất đặc biệt vì nguồn gốc gà Lương Phượng nó được lấy theo tên một địa danh của Trung Hoa. Và tượng trưng cho cơ thể vạm vỡ, khỏe mạnh và ý nghĩa tinh thần: Nuôi giống gà này mang lại tài lộc, hạnh phúc cho gia chủ.
Ngoại hình gà Lương Phượng
Nhìn ngoại hình một cách thoáng qua thì ba con dẽ rất dễ nhầm lần so với giống gà ta Việt Nam. Gà có màu lông đa dạng: vàng đốm đen ở vai, lưng và lông đuôi. Lông cổ có màu vàng ánh kim, búp lông đuôi có màu xanh đen. Dòng mái có màu đốm đen, cánh sẻ là chủ yếu.
Dòng trống chủ yếu có màu vàng nâu nhạt – đốm đen. Chân màu vàng, mào đơn đỏ tươi. Thân hình cân đối. Gà có thân hình chắc, thịt ngon. Khối lượng cơ thể lúc mới sinh: 34,5 g, lúc 8 tuần tuổi đạt 1,2 – 1,3 kg. Khối lượng gà lúc 20 tuần tuổi con trống 2,0 – 2,2 kg, gà mái 1,7 – 1,8 kg/con. Tuổi đẻ đầu tiên 140 – 150 ngày, sản lượng trứng 150 – 170 quả/mái/năm. Gà Lương Phượng có sức kháng bệnh tốt, thích hợp với mọi điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam. Nuôi công nghiệp, bán chăn thả và chăn thả.
Kỹ thuật nuôi gà Lương Phượng
Xây dựng chuồng trại cho gà
– Phải cao ráo, sạch, thoáng, có ánh nắng buổi sáng chiếu vào, tránh mưa tạt gió lùa.
– Lồng úm gà con: Dài 2m, ngang 1 m, cao 0,5m. Xung quanh đóng lưới ô vuông 1-1,5cm. Có chân cao 0,5cm và có nắp đậy riêng.
– Chuồng gà lớn: Tận dụng tre, lá để che mưa, nắng. Có dàn đậu cho gà ngủ đêm. Vường chăn thả cần : cao raó, thoáng mát ( có bóng cây).
Chuẩn bị chuồng úm
– Chuống, máng ăn, máng uống, rèm che, giấy, được sát trùng , làm sạch.
– Dùng cót cao 45cm làm tấm quây với đường kính vòng quây khoảng 2 – 4m tuỳ theo số lượng gà định úm: Nền chuồng có lớp độn chuồng bằng trấu dày 10-15cm. Trong chuồng có máng ăn, máng uống nước và đèn sưởi.
– Không gian chuồng cần được làm sạch theo tuần, tháng và thậm chí theo quý. Nói cách khác khi nào bà con cảm giác không quan làm ảnh hưởng đến nhu cầu sinh hoạt của gà thì bà con cần bổ sung, đáp ứng sao cho gà cảm giác thoải mái nhất có thể.
Hướng dẫn cách chọn gà giống
– Gà khoẻ mạnh, không bị dị tật.
– Rốn khô, lông bóng mướt, mắt tròn sáng.
– Chân tròn đầy, da bóng.
Hướng dẫn cách úm gà con
– Sàn chuồng: lót giấy, thay giấy vài ngày đầu.
– Bố trí dụng cụ sưởi ấm: bóng đèn, than.
– Xung quanh chuồng che kín bằng giấy, bao… để tránh gió lùa.
– Quang sát đàn gà để điều chỉnh độ ấm thích hợp:
+ Quá lạnh: gà chụm lại, nằm chồng lên nhau. cần thêm than hoặc thấp đèn sưởi.
+ Quá nóng: Gà tản ra vách chuồng, nằm thở, cần phải bớt than hoặc nâng cao đèn.
+ Đủ ấm: gà phân bón đều khắp chuồng.
+ Mật độ: thay đổi theo tuần tuổi
* Tuần 1: Úm cả ngày lẫn đêm.
* Tuần 2 và 3 : Úm ban đêm; ban ngày úm khi trời mưa lạnh.
Thức ăn, nước uống cho gà
– 01 ngày tuổi khi bắt gà về cho nghỉ ngơi 30 phút mới cho uống nước, không cho ăn. Nước uống có pha vitamin C hoặc đường Glucoz liều lượng 1g/lít nước ( 1 muỗng cà phê / 5 lít nước).
– Từ 2 –30 ngày tuổi cho ăn thức ăn công nghiệp. Cách cho ăn:
+ Trong 3 ngày đầu rải thức ăn lên giấy lót sàn.
+ Các ngày sau đổ thức ăn vào máng và đổ nhiều lần/ngày để gà ăn được nhiều
– Phải đủ nước sạch cho gà uống.
– Từ 10 ngày tuổi tập gà ăn rau, bèo.
– Hàng ngày dọn phân, quan sát phân để phát hiện bệnh và có bei65n pháp chữa trị kịp thời.
– Tuỳ điều kiện, có thể cho gà ăn thức ăn công nghiệp đến khi bán, hoặc dùng thức ăn tự trộn nhưng phải tập từ từ cho quen dần thức ăn.
Phòng bệnh cho gà Lương Phượng
Cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là đảm bảo môi trường chăn nuôi sạch sẽ, hợp vệ sinh kết hợp tiêm chủng vacxin định kỳ theo khuyến cáo:
– Hàng ngày quét dọn chuồng, rửa máng ăn, máng uống thường xuyên.
– Định kỳ 2 tuần/lần phun tiêu độc khử trùng chuồng trại và môi trường xung quanh.
– Theo dõi biểu hiện của đàn gà và điều chỉnh môi trường sống cho phù hợp.
– Định kỳ cách 10 ngày bổ sung vitamin C theo khuyến cáo giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu trọn bộ kỹ thuật chăn nuôi gà Lương Phượng siêu thịt. Chúc bà con áp dụng đúng, đủ kiến thức để chăn nuôi thành công.