Hiện nay mô hình nuôi lươn thương phẩm kiểu mới bằng thức ăn công nghiệp đã được thử nghiệm tại nhiều địa phương. Sau một thời gian ngắn đã cho nhiều kết quả tích cực. Nhất là mang đến nguồn lợi nhuận cao cho người chăn nuôi thủy hải sản. Vì mô hình này không chiếm nhiều diện tích, nhưng giúp người nuôi tiết kiệm chi phí thức ăn, và phù hợp với nhu cầu tiêu thụ lươn sạch. Cho nên cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với nuôi truyền thống. Lươn có trọng lượng càng lớn, giá thành sẽ càng cao. Khi lươn đến cỡ thu hoạch chỉ cần gọi điện, trong giây lát là thương lái đến thu mua tận nơi.
Mục Lục
Hậu Giang tổng kết mô hình nuôi lươn thương phẩm
Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang vừa tổ chức tổng kết mô hình “Ứng dụng khoa học công nghệ nuôi lươn thương phẩm sử dụng thức ăn công nghiệp” tại thành phố Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang).
Mô hình nuôi lươn thương phẩm được triển khai trên 5 hộ dân tại phường Ngã Bảy và phường Hiệp Lợi với diện tích nuôi là 70m2, thả 14.000 con giống. Tổng kinh phí thực hiện mô hình là 204,238 triệu đồng, trong đó vốn Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% con giống, thức ăn, trang thiết bị, còn lại 50% người dân đối ứng.
![Mô hình nuôi lươn thương phẩm được triển khai tại Hậu Giang](https://gtereads.com/wp-content/uploads/2021/10/kinh-thuat-nuoi-luon-khong-trong-be-xi-mang-2.jpg)
Nuôi lươn thương phẩm sử dụng thức ăn công nghiệp
Các hộ tham gia mô hình đánh giá, nuôi lươn không bùn thì mật độ nuôi có thể cao hơn. Đồng nghĩa năng suất thu hoạch cao hơn so với cách nuôi truyền thống. Hơn nữa, nuôi lươn theo cách này dễ kiểm soát dịch bệnh và hầu như trong quá trình nuôi tỷ lệ lươn sống đạt khoảng 90%, trong khi với cách nuôi truyền thống thì tỷ lệ này chỉ đạt khoảng từ 50 – 60%. Con lươn dễ nuôi, ít bị bệnh, không tốn nhiều thời gian chăm sóc, chỉ cần ngày cho ăn 2 lần, buổi sáng vệ sinh bể nuôi. Nếu nuôi lươn trong thời điểm giá cả thị trường ổn định hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn.
Mô hình nuôi lươn thương phẩm trong bể sử dụng thức ăn công nghiệp. Các hộ dân chủ yếu tận dụng chuồng heo cũ chuyển đổi để nuôi lươn. Qua 8 tháng nuôi, tỷ lệ lươn sống đạt 75%, kích cỡ lươn tại thời điểm tổng kết là 210 g/con. Sản lượng mô hình ước đạt 2.131 kg, với giá bán lươn thịt 130.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí lợi nhuận thu về là 97,8 triệu đồng/14.000 con. Theo các hộ nuôi, mô hình sử dụng lao động trong gia đình, tận dụng thời gian nhàn rỗi. Vì vậy nếu không tính công chăm sóc lợi nhuận tăng thêm 15 triệu đồng.
![Mô hình nuôi lươn thương phẩm trong bể sử dụng thức ăn công nghiệp](https://gtereads.com/wp-content/uploads/2021/10/DSCN5186.gif)
Kinh nghiệm nuôi lươn thương phẩm
Muốn lươn giống được khỏe mạnh, cần chọn con giống khỏe, khẩu phần ăn hợp lý, vệ sinh bể nuôi tốt. Nhằm để mô hình lươn thịt và thương phẩm đạt hiệu quả cao. Đàn lươn tăng trọng nhanh, hạn chế dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp nên lợi nhuận cao. Lươn thương phẩm tự nuôi để làm lươn bố mẹ. Nên theo dõi vớt trứng và lươn con ra ương riêng, thay hệ thống nước 2 – 3 lần/ngày. Tháng thứ nhất cho lươn con ăn trùn chỉ. Sau đó cho thức ăn viên loại 40% đạm.
Nuôi lươn thương phẩm phải làm mái che. Sau 3 tháng nuôi nên phân cỡ ra nuôi riêng bể, tránh con lớn ăn con nhỏ. Thức ăn lươn thịt phải phù hợp từng giai đoạn phát triển. Nhưng đạm càng cao càng tốt, tốt nhất là 40 – 44% đạm. Mỗi ngày ăn từ 2 – 3 lần. Nên thay 100% nước trước hoặc sau khi cho ăn. Tùy theo điều kiện, trong quá trình thay nước nên vệ sinh bạt nuôi.