Việc tiêm ngừa bệnh, tiêm thuốc bổ trong chăn nuôi là chuyện hết sức bình thường. Với gà chiến cũng vậy thôi nếu như bạn muốn gà của bạn tránh được những loại bệnh nguy hiểm. Nhưng những loại vật nuôi khác nhau sẽ có kế hoạch tiêm phòng, tiêm thuốc khác nhau. Và việc này cũng sẽ không giống nhau ở gà thịt, gà cho trứng hay gà đá. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ kỹ hơn về kế hoạch tiêm thuốc và vắc xin cho chiến kê. Cùng xem qua để có thể chăm sóc gà chọi của bạn hiệu quả hơn nhé.
Mục Lục
Những bệnh gà đá thường mắc phải
Nuôi gà đá (gà chọi) rất cần một quy trình làm vắc xin đầy đủ và hiệu quả để người nuôi tránh được những thiệt hại khi gà bị mắc dịch bệnh. Gà đá cũng giống như gà nuôi thịt, nuôi lấy trứng nói chung đều có thể mắc một số bệnh sau:
1- Bệnh Newcastle (Niu cat sơn)
2- Bệnh Gumboro (Gum bô rô)
3-Bệnh Marek (Ma rếch)
4- Bệnh Tụ huyết trùng
5- Bệnh Thương hàn – Bạch lỵ
6- Bệnh Cầu Trùng
7- Bệnh Đầu đen (Viêm gan ruột truyền nhiễm – Bệnh kén ruột)
8- Bệnh Ecoli
9- Bệnh CRD (Hội chứng bệnh hô hấp do Mycoplasma)
9- Bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm (IB )
10- Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT)
11- Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (CORYZA)
12- Bệnh ký sinh trùng đường máu (Bệnh máu loãng)
Và một số bệnh khác nữa có thể mắc phải nhưng ít hơn
Do đặc thù là nuôi với số lượng ít, không tập trung nên việc phòng bệnh bằng vắc xin cho gà đá sẽ khó vì có nhiều loại vắc xin không có quy cách nhỏ (ví dụ: vắc xin phòng Marek, phòng ILT, Coryza , Cầu trùng .. ). Tuy nhiên trong điều kiện có thể cho phép nhất là những cơ sở cung cấp giống gà đá có quy mô lớn, chuyên nghiệp thì cũng cần phải chủng những loại vắc xin trên trước khi cung cấp cho anh em nuôi gà đá.
Kế hoạch tiêm vắc xin và thuốc cho gà đá
Trong bài viết này chúng tôi chỉ hướng dẫn cho anh em nuôi gà đá những loại vắc xin và thuốc cơ bản (tối thiểu nhất) để anh em chủng ngừa và cho uống sau khi bắt gà giống về, để giúp cho gà cưng của mình có sức khỏe tốt và ít có nguy cơ mắc bệnh nhất. Kế hoạch cụ thể có thể tham khảo là:
Với gà bình thường
Ngày 1-3: Sau khi nhập gà về, cho uống Vitamin Bcomplex + CATOVET INJ để gà hồi phục – chống stress do thay đổi môi trường
Ngày thứ 5-7: Nhỏ mắt mũi vắc xin ND – IB (phòng bệnh Niu cát xơn và bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm). Trong trường hợp không có vắc xin ND – IB có thể dùng vắc xin Lasota để chủng ngừa nếu gà dưới 45 ngày tuổi. Tiêm vắc xin Niu cat sơn (chủng M ) nếu gà trên 45 ngày tuổi.
Ngày thứ 12 – 14: Cho uống vắc xin Gumboro nếu gà dưới 3 tháng tuổi (gà trên 3 tháng có thể không cần vì gà trên 3 tháng ít bị hơn)
Ngày thứ 17 – 18: Cho uống phòng cầu trùng bằng Bio Zuril Coc 1ml/3kg thể trọng (uống 2 ngày, sau đó cứ 1,5- 2 tháng uống lại 01 đợt)
Ngày thứ 20 – 22: Nhỏ mắt mũi vắc xin ND- IB lần 2 (nếu có làm lần 1 ở trên, nếu tiêm vắc xin Niu cat xơn thì cũng vẫn cho nhỏ ND-IB để tạo miễn dịch cao và chắc chắn hơn).
Ngày thứ 28 – 30: Tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng 1ml/con.
Với những trại nuôi hay bị bệnh đầu đen, bệnh máu loãng cần cho uống phòng bằng Bộ sản phẩm máu loãng, định kỳ 2 tháng 1 đợt 3 ngày liền (liều theo hướng dẫn ).
Trại đã bị hoặc đang bị bệnh Coryza thì cần tiêm phòng bằng vắc xin hoặc cho uống phòng bằng một trong các loại Flosan D; hoặc loại Hanflor 20% oral.
Với những con có nền tảng không tốt
Những con bị bệnh có triệu chứng hen, khò khè, vẩy mỏ, mặt sưng, mắt sưng, miệng có nhớt mùi hôi, phân xanh trắng loãng. Phác đồ điều trị như sau :
– Phác đồ 1: Pha 1ml LINSPEC 5/ 10 + 1ml CATOVET tiêm cho 2-3 kg thể trọng/ lần. Ngày 2 lần, liên tục 3 -5 ngày.
– Phác đồ 2: – Tiêm 1ml CEFTIKETO cho 4-5 kg thể trọng/lần, ngày 2 lần liên tục 3-5 ngày. Tiêm 1ml CATOVET (hoặc CATOSAL 10%) cho 5 kg thể trọng/ lần. Ngày 1 lần, liên tục 3 ngày.
Lưu ý: Phác đồ 2 dùng khi phác đồ 1 không hiệu quả.
Nguyên tắc khi tiêm vắc xin cho gia cầm
– Đối tượng tiêm phòng: Thực hiện tiêm phòng hàng năm đối với những vùng có ổ dịch cũ, vùng có nhiều bệnh truyền nhiễm phát sinh theo mùa. Ở những nơi chưa có dịch chỉ nên dùng vacxin chết. Nên dùng vacxin cho vật nuôi khi mới nhập về và tiêm phòng đúng lịch cho vật nuôi khi người chăn nuôi xác định nuôi con gì. Vacxin phòng bệnh nào thì thường chỉ phòng được loại bệnh đó, không phòng được bệnh khác.
– Hiệu lực của vacxin: Tình trạng sức khỏe của vật nuôi sẽ ảnh hưởng tới hiệu lực của vacxin. Chỉ tiêm phòng khi vật nuôi có thể trạng khỏe mạnh; vì lúc đó chúng mới có khả năng đáp ứng miễn dịch cao. Hạn chế tiêm vacxin cho những con đang ủ bệnh; những con quá gầy yếu, quá non, con mẹ mới đẻ, những con đang gặp stress, vật nuôi đang mang thai; hay vật nuôi mới thiến chưa lành vết thương, dời chuồng, tẩy giun, bắt đầu thay đổi khẩu phần ăn. Nếu có thì cần có sự theo dõi của bác sĩ thú y,
Cảm ơn bạn đã xem bài viết. Bạn có thể xem thêm nhiều cách chăm sóc gà chọi tại đây.