Bài viết hôm nay sẽ cùng anh em tìm hiểu về bệnh hen trên gà chọi nói riêng và đây cũng là chứng bệnh chung của họ nhà gà. Trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc thì gà đá mắc bệnh tật là điều khiến anh em lo lắng nhất. Tác động từ môi trường sống, chế độ, cơ địa nên gà chọi rất dễ sinh bệnh về da, lông, đường ruột, hen, sưng phù,… Vì vậy các anh em nên hiểu rõ về nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị gà chọi bị hen, tránh để tình trạng bệnh trở nặng gây ra nhiều hệ quả xấu.
Mục Lục
Một số biểu hiện khi gà bị nhiễm bệnh hen
Trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc các chiến kê thì bệnh tật luôn là điều đáng lo sợ nhất. Bởi do tác động từ một số yếu tố từ bên ngoài và cơ địa ở bên trong thì gà chọi rất dễ gặp một số bệnh như đi ngoài, hen, sưng phù…
Trước tiên để biết được cách chữa gà bị hen thì phải biết được những biểu hiện của bệnh này. Một phần để nắm bắt được tình trạng bệnh đang ở chiều hướng, giai đoạn nào. Phần còn lại chính là để mô tả cho các bác sĩ thú y để có thể kê đơn sao cho phù hợp. Vì thế, các sư kê không nên quá vội vàng mà hãy quan sát để đưa ra những kết luận đúng đắn và tìm ra một cách chữa gà chọi bị hen an toàn, hiệu quả. Triệu chứng đặc trưng của bệnh hen ở gà
- Gà chọi bị hen sẽ ăn kém hơn so với mức bình thường. Thân nhiệt nóng, cổ bị phồng và hầu có hiện tượng hơi sưng.
- Khi vần đòn hoặc đá giao lưu thì gà bệnh có hiện tượng thở dốc, sức bền kém, mắt ướt, sùi bọt
- Mũi gà thường xuyên ướt, sổ mũi, một vài ngày xuất hiện tình trạng mốc mũi. Do sự kết hợp của dịch nhầy và các hành động gãi mũi gây nên chày xước
- Phân gà có sang màu xanh trông rất lạ, khác hẳn với các con gà khỏe mạnh.
Nguyên nhân gây bệnh hen ở gà chọi
Bệnh hen ở gà do vi khuẩn Mycoplasma gây nên. Bệnh phát ra nặng hay nhẹ phụ thuộc rát nhiều vào điều kiện vệ sinh môi trường và phương pháp quản lý chăm sóc. Có thể kết luận bằng các yếu tố sau:
+ Khi khí hậu thay đổi như quá nóng, gió rét, độ ẩm cao, độ thông thoáng kém tạo điều kiện phát sinh bệnh.
+ Gà sau khi đi đá hoặc vần về vỗ hen không kỹ
+ Mật độ vi khuẩn Mycoplasma có trong chuồng nuôi.
+ Sức đề kháng của cơ thể.
+ Mật độ các loại vi khuẩn kế phát.
+ Điều kiện khí hậu, thời tiết, độ ẩm, môi trường…
Cách chữa gà chọi bị bệnh hen
Sử dụng thuốc tây
Với các trường hợp gà đá mắc bệnh này mà các sư kê không tìm ra cách chữa gà chọi bị hen phù hợp. Nhưng lại vẫn cho ra đấu trường thì phần thắng không cao. Không những thế còn khiến cho sức khỏe không thể phục hồi và gây ra cái chết đáng tiếc cho các chiến kê.
Theo kinh nghiệm của rất nhiều các sư kê giàu kinh nghiệm truyền lại thì bệnh hen ở gà chọi có rất nhiều loại thuốc đặc trị. Tuy nhiên, để nói về mức độ hiệu quả và an toàn thì loại thuốc TRISUNFODEPOT có những đặc tính nổi trội hơn hẳn. Giúp lấy lại thể trạng và phục hồi sức khỏe cho gà nhanh chóng.
Cách chữa gà chọi bị hen bằng thuốc Trisunfodepot như sau:
– Lấy một lượng thuốc vừa đủ, phù hợp với cân nặng của từng chú gà chọi. Cho uống trực tiếp thuốc hoặc trộn vào thức ăn trong các bữa ăn của buổi sáng.
– Buổi trưa: Bổ sung thêm 1 viên enervon C và 1 viên boganic vào trong khẩu phần của gà.
– Buổi chiều: Tiếp tục bổ sung 1 ống Entergromina
Lưu ý: các loại thuốc áp dụng trong cách chữa gà chọi bị hen phải thực hiện đúng thời điểm và theo bữa. Đồng thời, trong quá trình điều trị nên kết hợp với tiêm trực tiếp Bromhexime. Giúp hỗ trợ long đờm và nhỏ mũi cho gà dễ thở.
Bài thuốc dân gian
Có rất nhiều cách chữa và nhiều loại thuốc để chữa bệnh hen cho gà chọi. Một số người dùng theo cách dân gian như:
Chữa khò khè cho gà bằng lá trầu không. Các bạn dùng lá trầu không giã nát với muối hạt. Sau đó nhét vào miệng gà ngày 2 đến 3 lần. Làm liên tục trong vòng 2 đến 3 ngày. Đừng quên cho gà ở chỗ ấm, nền chuồng khô ráo, tránh gió lạnh và gió lùa.
Chữa hen cho gà chọi bằng tỏi. Việc chữa hen cho gà bằng tỏi không chỉ đơn thuần là cứ cho gà ăn tỏi là sẽ khỏi. Mà cần phải áp dụng đúng cách và đúng liều lượng thì gà mới khỏi được bệnh hen:
– Nếu gà bị hen nhẹ có thể cho ăn 1 nhánh tỏi dã nát khoảng 2-3 ngày/lần. Hoặc cho pha với nước với tỉ lệ 1 lít nước 1 nhánh tỏi. Cho uống thường xuyên 2 ngày/lần.
– Nếu gà đã bị hen nặng thì cần chế độ ăn uống và chữa trị bằng tỏi khác với gà mới bị. Đầu tiên là thay đổi chế độ ăn uống của gà. Cho gà ăn thêm đồ tươi như thịt lợn hoặc thịt bò. Không cho ăn chất tanh. Nếu gà không ăn thì nhét vào miệng cho gà. Sau đó sử dụng tỏi tươi đập 1 nhánh cho gà hoặc đập pha với nước cho uống. Nếu bạn đã ngâm tỏi với rượu thì cũng có thể sử dụng.
Tạm kết
Bạn thấy đấy, biểu hiện, cách chữa gà chọi bị hen đều được trình bày rất rõ ràng và chi tiết ở nội dung trên. Do đó, trong suốt quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng hãy thường xuyên quan sát các biểu hiện được bộc lộ bên ngoài của gà chọi. Nếu có những dấu hiện trên hoặc các dấu hiệu lạ khác thì hãy áp dụng các phương pháp chữa bệnh phù hợp. Hoặc đến tìm gặp các bác sĩ thú y để đảm bảo cho sức khỏe của chiến kê luôn là tốt nhất.