Được biết đến là giống gà quý cho chất lượng thịt ngon, cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay hộ dân đã mạnh dạn nuôi gà Đông Tảo theo hình thức thả vườn để tiết kiệm chi phí mà gà vẫn phát triển nhanh chóng và chất lượng tốt. Nuôi gà Đông Tảo tuy không khó nhưng muốn đạt hiệu quả kinh tế đòi hỏi người thực hiện phải đúng kỹ thuật. Dưới đây là một vài hướng dẫn làm chuồng và một vài vấn đề liên quan giúp người chăn nuôi gà Đông Tảo tiết kiệm và hiệu quả. Cùng theo dõi bài viết sau của Gtereads nhé.
Mục Lục
Chuồng là yếu tố đầu tiên quyết định bầy gà của bạn

Khi bắt tay đầu tư vào chăn nuôi gia súc gia cầm thì bước quan trọng quyết định rất nhiều trong sự thành công của chăn nuôi là phải chuẩn bị được đảm bảo chuồng trại thật tốt. Nắm được một số đặc điểm của giống gà Đông Tảo so với gà thường như ít lông, khả năng chịu lạnh kém, dễ bị bệnh do đó trong khâu thiết kế chuồng gà nên lưu ý những điểm sau:
Bố trí vị trí làm chuồng thích hợp
Làm chuồng gà đông tảo nên bố trí gần nhà và bếp để tiện quản lý, chăm sóc và bảo vệ, làm gần vườn cây, đồi rừng để tiện chăn thả. Chuồng nên làm theo hướng đông nam hoặc hướng nam để đón ánh sáng chiếu vào sàn, đảm bảo luôn khô, thoáng… có rèm, liếp che chắn mưa, gió.
Vật dụng dùng làm chuồng
Chủ yếu là tường vách đất (nhào rơm và bùn trát) hoặc có thể làm tường ngăn bằng phên liếp, ván gỗ, xây gạch, đá ong… Mái lợp bằng tôn trống nóng, mái tranh, rơm rạ, lá cọ, ngói, tôn xi măng… Chọn tre nứa già làm sống chuồng. Nên dùng những cây tre đực thẳng, luống nhỏ, chắc làm cột, khung đỡ. Nhưng đoạn giữa và gần ngọn làm sàn chuồng và ken xung quanh làm vách.
Điều cần phải đảm bảo khi nuôi gà Đông Tảo
Úm gà con

Úm trên trấu hay sàn lưới. Ba ngày đầu nên lót giấy xoi lỗ nhỏ để gà Đông Tảo con không bị trượt, dễ bẹp chân. Lồng úm nên bố trí trong 1 căn phòng đảm bảo khô ráo, kín gió, và tránh sương xuống hoặc nước mưa. Đảm bảo ấm áp vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè.
Mật độ úm gà
Tuần thứ nhất: 50 con/ mét vuông
Tuần thứ hai: 30 con/ mét vuông.
Tuần thứ ba: 20 con/ mét vuông.
Luôn đảm bảo chuồng rộng dãi thoáng ,trách quá trật ảnh hưởng tới sức khoe và sức lớn của gà.
Nhiệt độ thích hợp để úm gà
Sưởi ấm lồng úm 15 đến 30 phút trước khi đưa Gà con vào lồng úm.
Gà 1-3 ngày tuổi: 35oC
Gà 4-7 ngày tuổi: 32oC – 35oC
Gà 8-14 ngày tuổi: 28oC – 32oC
Trong thời gian úm cần quan sát: nếu Gà túm tụm vào 1 góc chuồng hay ở chỗ đèn úm là biểu hiện chúng bị lạnh. Nếu Gà tản ra đều, ăn uống bình thường là nhiệt độ đủ ấm. Điều chỉnh nhiệt độ trong lồng úm bằng cách nâng lên hoặc hạ thấp bóng đèn tuỳ theo điều kiện nhiệt độ ngoài trời. nếu trời mưa lạnh và ban đêm thì hạ thấp bóng đèn xuống. Khi trời nắng ban ngày thì nâng cao bóng đèn lên.
Làm chuồng cho gà đang phát triển
Cách làm chuồng khi gà đang phát triển
– Nơi làm chuồng trại phải cao ráo, thoáng mát, tránh mưa gió tạt vào quá nhiều và tránh chim chuột vào ban đêm.
– Xây nền chuồng cao hơn nền mặt đất giúp tránh mưa ngập và khí lạnh từ đất, đồng thời phủ lớp trấu lên nền chuồng cho gà ngủ được ủ ấm.
– Xây vách chuồng nên xây cao lên khoảng 0.5 m, dùng gạch xây cho chắc chắn. Để ngăn gà không bay qua lại giữa các ô chuồng nên dựng vải nilon trên trần ô chuồng. Dựng lưới nilon lên cao khoảng 3m trở lên là tốt nhất.
– Dựng sào đậu cho gà ngủ. Sào đậu cần cách nền chuồng khoảng 40 -50 cm, mỗi sào cách nhau 50 cm, cách tường khoảng 25cm. Sào đậu cho gà làm từ tre hoặc nứa là tốt nhất.
– Các máng ăn và uống phải đặt xen kẽ nhau. Với máng uống có thể đặt một đường ống dẫn nước từ một bình nước khoảng 3 – 4 lít nước cho chảy nhỏ giọt xuống máng cho gà uống. Như vậy không cần phải tiếp nước quá nhiều cho gà. Chiều dài máng khoảng 10cm.