Bệnh Derzsy là căn bệnh rụng lông suy nhược thường xảy ra ở Vịt Xiêm, bệnh này do virus Parvovirus gây ra. Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm và dễ lây lan, khiến đàn gia cầm của bạn khi bị nhiễm bệnh tỷ lệ chết khá cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi cũng như năng suất và thường xảy ra ở các trang trại chăn nuôi hay hộ chăn nuôi gia đình. Đàn vịt của bạn sẽ xuất hiện căn bệnh này khi thời tiết xấu, nuôi với mật độ cao, vệ sinh chuồng trại không đúng quy định, giảm sức đề kháng,… Còn chần chừ gì nữa mà không cùng chúng tôi theo dõi dưới bài viết này để hiểu rõ hơn về bệnh Derzsy và các kỹ thuật phòng bệnh cho đàn Vịt Xiêm độc giả nhé!
Mục Lục
Tổng quan về bệnh rụng lông suy nhược ở Vịt Xiêm
Bệnh rụng lông suy nhược ở Vịt Xiêm gây ra bởi sâu vi trùng Parvovirus, còn gọi là bệnh Derzsy. Bệnh thường xảy ra ở các hộ chăn nuôi gia đình và cả các trại chăn nuôi. Vịt thường phát bệnh khi nuôi với mật độ cao, vệ sinh chuồng trại và thức ăn không tốt, thời tiết xấu, sau khi tiêm phòng hay sau khi vận chuyển do bị stress, giảm sức dề kháng. Bệnh này khá phổ biến biến trên giống vịt xiêm lai Pháp.
– Trường hợp cấp tính: Biểu hiện lâm sàng ngắn, thường có các bệnh tích sau: Cơ tim nhợt nhạt và đỉnh tim tròn. Gan, lá lách, thận và tuyến tụy bị sưng và tắc nghẽn
– Bán cấp tính và mãn tính: Biểu hiện lâm sàng kéo dài hơn, các bệnh tích thường được ghi nhận là: Cơ tim mềm nhão, Viêm màng ngoài gan và viêm màng ngoài tim, sưng và tắc nghẽn gan, viêm lách và tuyến tụy, phù phổi. Ứ dịch trong xoang bụng, viêm ruột.
– Có thể có xuất huyết ở cơ đùi và cơ ngực. Các tổn thương hoại tử và loét có thể được quan sát thấy trong miệng, họng và thực quản
Biểu hiện của bệnh rụng lông
– Bệnh xảy ra trên vịt con mới nở được vài ngày tuổi, khi đàn bố mẹ đã bị nhiễm bệnh và lây truyền qua trứng.
– Biểu hiện trước tiên là vịt con thải phân trắng, sau đó cứt xanh và nhầy, bại chân, chân khô, uống nhiều nước, bỏ ăn, suy nhược và chết với tỉ lệ cao 80-90% trong vòng vài ngày
– Đối với vịt xiêm từ 4-6 tuần tuổi dễ mắc bệnh. Biểu hiện rõ nhất là bỏ ăn, bại chân; đi đứng không vững, vịt hay nằm ngữa, chân dẫy giụa, tỉ lệ chết hơn 50%. Số con còn lại chậm lớn, lông rụng từ cổ dần xuống thân. Sau vài tuần vịt mọc lông trở lại; màu lông chuyển sang mà trắng thay vì lông màu đen của vịt xiêm (đặc trưng của bệnh). Xương bị xốp và mềm dễ gãy khi bắt vịt, vịt rất nhẹ cân, sau 12 tuần nuôinặng dưới 1.5 kg, thiệt hại về khinh tế rất nhiều.
– Bệnh cũng xảy ra ở đàn vịt Xiêm sinh sản. Nhưng không biểu hiện rõ triệu chứng như ở vịt con. Vịt có rụng lông khi quan sát trên chuồng; tỉ lệ chết thấp dưới 10%, vịt chết rải rác nên khó phát hiện, sản lượng trứng giảm. Mần bệnh lan truyền sang trứng. Nên vịt con sau khi nở bị chết với tỉ lệ cao; nên loại bỏ đàn vịt sinh sản mắc bệnh.
– Bệnh do siêu vi trùng gây ra nên không điều trị được. Có thể tiêm phòng bằng vắcxin.
Kỹ thuật phòng ngừa bệnh cho Vịt Xiêm
– Không nên mua vịt con từ đàn vịt bố mẹ đã mắc bệnh.
– Nên tiêm phòng các bệnh khác đúng theo quy trình.
– Nếu chuồng nuôi đã có vịt bị bệnh này trước thì phải vệ sinh và sát trùng toàn bộ chuồng; dụng cụ và nghỉ một thời gian trước khi nuôi lại
– Chăn nuôi gia đình với mật độ thích hợp. Nuôi trong điều kiện chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo. Cho ăn vừa đủ thức ăn chất lượng cao và phù hợp với từng lứa tuổi vịt.
– Tăng cường sức đề kháng cho vịt bằng cách bổ sung “Men tăng trưởng sinh học”; chứa các loại vitamin và vi sinh vật có lợi vào nước uống, thức ăn.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ góp phần giúp bà con chăn nuôi có thể phòng ngừa và nhận biết bệnh bệnh rụng lông suy nhược ở Vịt Xiêm trên đàn vịt xiêm nhà mình. Chúc bà con chăn nuôi thắng lợi!