Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ thịt ngỗng cho các nhà hàng, khách sạn trên thị trường rất lớn, thương lái đến tận nhà thu mua nhiều. Đây là ngành chăn nuôi có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để ngỗng mau lớn, cho thịt chất lượng và đặc biệt là thu được hiệu quả kinh tế cao nhất thì bạn có thể tham khảo kỹ thuật nuôi ngỗng, đặc biệt là kỹ thuật làm chuồng mà chúng tôi tổng hợp dưới đây. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin mà bạn cần, cùng theo dõi nhé.
Mục Lục
Làm chuồng cho ngỗng cần chú ý đến những gì?
Thiết kế chuồng
Kỹ thuật thiết kế làm chuồng chăn nuôi ngỗng: Trong tuần đầu có thể úm ngỗng con trên nền hoặc trên sàn trong chuồng nuôi sao cho đảm bảo đủ ấm, an toàn cho ngỗng. Chuồng ngỗng đơn giản, có thể dùng cót ép, mành mành cao khoảng 40 – 50 cm quây ngỗng lại, dưới nền lót trấu, rơm hoặc cỏ khô giữ ấm chân cho ngỗng.
Bà con lưu ý, nếu muốn sử dung than hoặc trấu để sưởi cho ngỗng thì phải thiết kế lối thoát cho khói, tranh ngỗng con bị ngạt bởi thiếu ôxi và ngộ độc khí than. Có một cách nhận biết ngỗng có đủ ấm hay không rất đơn giản: nếu ngỗng thiếu nhiệt bị lạnh sẽ nằm đè lên nhau thành từng đống, nếu ngỗng quá nóng sẽ tránh xa nguồn nhiệt, nếu nhiệt độ vừa đủ thì ngỗng đi lại ăn uống bình thường. Ngoài cần được sửa ấm, ngỗng cũng là loài thích hoạt động dưới ánh sáng, bà con nên bật bóng đèn chiếu sáng cho ngỗng 24/24h với những ngày đầu, và 18 – 20h ở các tuần tiếp theo.
Nhiệt độ
Nhiệt độ cần thiết trong 5 ngày đầu là 30 – 31°C, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp hoặc lúc trời mưa gió nên dùng bóng đèn tròn sưởi ấm cho ngỗng. Đặc biệt chú ý trong 3 ngày đầu tiên, bóng đèn cao cách lưng ngỗng khoảng 30 cm. Sau 5 ngày ngỗng con đã có thể thả ra sân chơi hay vườn cỏ trong những giờ nắng ấm, lưu ý trong 4 tuần đầu giữ không để ngỗng con bị ướt lông dễ bị lạnh gây cúm chảy nước mắt mũi và làm chết ngỗng.
Mật độ nuôi
Mật độ: trong tuần đầu 20 – 25 con/m2 nền chuồng. Úm trên lồng có thể nuôi ở mật độ 40 con/m2. Ngỗng lớn rất nhanh trong giai đoạn này; nên sau 1 tuần phải nuôi giãn mật độ và cho ra sân chơi hay bãi cỏ như vậy mới tránh được hiện tượng mổ lông nhau.
Vật dụng chứa thức ăn
Máng ăn: người ta thường trải thức ăn trên khay, nia hay mẹt; có khoảng rộng cho ngỗng đứng ăn. Như vậy thức ăn đỡ rơi vãi hơn so với cách trải thức ăn trên nền chuồng.
Máng uống: rất quan trọng, đảm bảo luôn có nước sạch cho ngỗng con uống. Hiện nay loại bình uống tự động cũng đã phổ biến; mỗi bình có thể sử dụng cho 80 -100 ngỗng con, 60 – 70 ngỗng lớn.
Thức ăn cho ngỗng
Trong những tuần đầu tiên, ngỗng chỉ nên nuôi trong chuồng quây, không nên cho ra ngoài. Thức ăn chủ yếu của ngỗng là rau tươi thái nhỏ như lá xu hào, lá cải bắp, bèo tấm… trộn lẫn với cám ngô hoặc gạo. Nếu đầu tư hơn cho ngỗng mau lớn, bà con có thể mua thức ăn chế biến sẵn trộn với cám theo tỷ lệ 35 – 40%. Bà con cho ngỗng ăn 4 – 5 bữa/ngày. Vì ngỗng lớn rất nhanh, máng ăn nên làm bằng tôn kích thước 45*60*2cm dùng cho 25 – 30 ngỗng con. Máng uống cũng phải to để đủ lượng nước cho chúng uống hàng ngày.