Bà con nông dân ngày nay đang mở rộng mô hình chăn nuôi gà thịt. Từ đó trình độ, kinh nghiệm chăn nuôi của nhà nông cũng đã được nâng lên một tầm cao mới, mang lại doanh thu cao hơn, giúp nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo hiệu quả. Các mô hình chuồng trại chăn nuôi gà màu thịt cũng đã được triển khai và nghiên cứu để nâng cấp. Lựa chọn loại chuồng nuôi phù hợp luôn là nỗi băn khoăn lớn của nhiều bà con. Giữa hai loại chuồng kín và bán kín đâu mới là loại được ưu tiên hơn? Cùng phân tích kỹ trên nhiều góc độ để đưa ra phương án tốt nhất qua bài viết sau đây.
Mục Lục
Định nghĩa chuồng nuôi gà kín
Chuồng kín được hiểu là chuồng có hai hông được xây bằng gạch kín, có cửa sổ ô thoáng. Chuồng bán kín được hiểu là chuồng có hai hông thường được dựng lưới B40 và được che bằng bạt, có thể cuộn lại, khi đó chuồng sẽ trở thành chuồng hở. (Chuồng nửa kín, nửa hở). Sẽ có rất nhiều chuyên gia (cám, giống, thuốc, kỹ thuật thú y…) sẽ khuyên bạn là nên làm dạng chuồng này mà không nên làm dạng chuồng kia. Dưới nhiều góc nhìn chúng ta xem xét nên làm dạng chuồng nào nhé.
Phân tích chuyên sâu trên nhiều góc nhìn để lựa chọn chuồng nuôi gà màu
Theo góc độ phù hợp với giống gia cầm
Chăn nuôi gà màu trong điều kiện chuồng lạnh, có thể điều khiển được tiểu khí hậu (nhiệt độ, tốc độ gió) thì đương nhiên sẽ rất phù hợp, giúp vật nuôi lớn nhanh, kiểm soát dịch bệnh tốt. Một điểm nữa chính là đặc thù gà màu theo thị hiếu tiêu dùng của nhiều vùng vẫn ưa mẫu mã nên đòi hỏi giai đoạn cuối tăng cường ánh sáng để cho gà có mẫu mã đẹp. Chính vì thế mô hình chuồng bán kín sẽ cho lượng ánh sáng nhiều hơn chuồng kín. Tuy nhiên cũng có thể cải thiện lượng ánh sáng chuồng kín bằng cách tăng cường bóng điện chiếu sáng trong chuồng và làm nhiều cửa sổ lấy sáng. Vậy cả 2 dạng chuồng đều phù hợp.
Dựa theo hiệu quả chăn nuôi
Hiệu quả chăn nuôi được xem là các chỉ số tăng trưởng vật nuôi: Tốc độ lớn, Tiêu tốn thức ăn… Theo nhiều kết quả đánh giá sau mỗi lứa nuôi thì các chỉ số này gần tương đương nhau, không có sự khác biệt lớn. Qua đó mang lại nhiều giá trị thực tiễn đáng chú ý cho nhà nông. Chẳng hạn như:
- Giảm lượng thức ăn tiêu tốn đáng kể. Trong điều kiện khí hậu lạnh, khi nhiệt độ giảm 1 độ C thì gà sẽ ăn thêm 1,5% thức ăn. Chẳng hạn nếu gà đẻ ăn 120 gr thức ăn ở 10 độ C thì nó chỉ cần ăn 110 gr thức ăn ở nhiệt độ 20 độ C (điều kiện trong nhà kín) mà năng suất trứng gà không thay đổi.
- Giảm thiếu tỷ lệ chết của gà đẻ. Rất dễ dàng trong việc kiểm soát bệnh tật.
- Tiết kiệm tối đa diện tích chăn nuôi. Đối với nuôi gà trong hệ thống nhà mở thì tỷ lệ nuôi là 6 con/m2 nhưng trong điều kiện nhà kín thì có thể nuôi 30 con/m2 chuồng.
- Giảm thiểu tối đa sự ô nhiễm môi trường.
Xem xét trên góc độ vận hành và sửa chữa
Chuồng bán kín là chúng ta có cuộn bạt che hai hông nên việc hỏng hóc là điều dễ xảy ra hơn tường xây. Khi đó chi phí sửa chữa, thay thế cũng cao hơn nếu chúng ta không dùng loại bạt tốt. Loại bạt thường chỉ khoảng 3-5 năm là phải thay thế. Các con quay để cuộn bạt cũng nhanh phải thay thế. Còn tường xây thì gần như chúng ta dùng vĩnh viễn. Dùng bạt cũng dẫn tới việc vận hành khó hơn khi phải cuộn lấy sáng.
Dùng bạt hông việc kiểm soát tiểu khí hậu trong chuồng cũng bị hạn chế hơn. Đặc biệt đối với khí hậu nóng của miền Bắc, sẽ tốn tiền điện và nước nhiều hơn. Dùng tường xây thì hiệu quả chống nóng tốt hơn rất nhiều. Cùng với việc thiên tai (bão, gió lốc,…) thì việc xây chuồng kín sẽ an tâm hơn rất nhiều so với bán kín.
Tất cả nguyên liệu làm tường, làm mái phải là nguyên liệu cách nhiệt. Nguyên liệu này được bán khá phổ biến và rất rẻ tiền ở Nhật Bản. Khung nhà được làm bằng sắt. Ngoài ra thông gió là điều rất quan trọng trong việc thiết kế chuồng kín. Có 2 kiểu thông gió, kiểu thứ nhất là gió được đưa vào chuồng gia cầm từ một bên tường và được hút ra bằng quạt gió ở tường đối diện.
Xét về khía cạnh thời gian và chi phí xây dựng chuồng nuôi gà màu
Dựa trên thiết bị có sẵn thì việc thi công chuồng bán kín sẽ có thời gian nhanh hơn chuồng kín. Thường thì nhanh hơn khoảng 15-20 ngày công. Chi phí xây dựng ban đầu với chuồng kín thì kiên cố hơn, sẽ tốn hơn chuồng bán kín. Chênh lệch chi phí khoảng 30%. Ví dụ chuồng 1000 m2 thì bán kín chỉ hết khoảng 700 triệu, chuồng kín hết khoảng 900 triệu. Trại gà kín phải đầu tư hệ thống chuồng trại kiên cố, xây bằng bêtông, khung thép. Có hệ thống máy lạnh làm mát không khí, hệ thống cho ăn tự động, máy phát điện dự phòng. Chỉ tính riêng hệ thống này chiếm tới 70-80% vốn đầu tư của trại gà.
Mỗi dạng chuồng sẽ có ưu thế khác nhau. Tùy thuộc theo khu vực xây dựng, tình hình tài chính, mục đích sử dụng chuồng mà chúng ta có thể lựa chọn dạng chuồng khác nhau. Ví dụ:
- Theo khía cạnh thời tiết và vận hành, chi phí xây dựng thì khu vực Tây Nguyên rất phù hợp với chuồng bán kín. Miền Bắc và Trung phù hợp với chuồng kín thì tốt hơn.
- Theo khía cạnh chi phí ban đầu thì xây chuồng bán kín lại ưu thế hơn, cũng phù hợp với những người có tài chính còn eo hẹp hay chủ đầu tư xây cho thuê.
Tóm lại quyết định lựa chọn chuồng nuôi là tùy ở bạn. Song cần cân nhắn và lựa chọn sáng suốt để khi vào vận hành sản xuất sẽ được suôn sẻ và mang lại hiệu quả cao nhất có thể.
Xem thêm nhiều thông tin liên quan khác tại Chuồng trại gà thịt.