Chuồng nuôi gà có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau và được thiết kế thành nhiều kiểu chuồng riêng tùy theo ý thích của người chăn nuôi. Nhiều mẫu chuồng gà được nhà nông nghiên cứu và áp dụng cho ra hiệu quả chăn nuôi cao, giúp bà thuận lợi khi nuôi gà và thu lại lợi nhuận đáng kể. Mẫu chuồng nuôi gà thịt 2 tầng chính là một trong những kiểu đơn giản đang được áp dụng rộng rãi ngày nay. Để làm được chuồng nuôi 2 tầng, bà con nên biết quy trình kỹ thuật cụ thể cũng như những lưu ý khi xây dựng kiểu chuồng này, bài viết của gtereads sau đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc này.
Mục Lục
Những vật liệu làm chuồng gà thường gặp
Cách làm chuồng gà 2 tầng nói riêng và các loại chuồng gà nói chung hiện nay đều được sử dụng các loại vật liệu rất đa dạng khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và mục đích chăn nuôi của mỗi người. Và sau đây là top 3 loại vật liệu làm chuồng gà chất lượng và được sử dụng phổ biến hiện nay.
Chuồng gà bằng sắt
Làm chuồng gà bằng sắt được rất nhiều người chăn nuôi lựa chọn trong đời sống hiện nay. Bởi làm chuồng gà bằng sắt mang lại rất nhiều những ưu điểm vượt trội như sau:
- Có độ bền rất cao để người sử dụng có thể dùng nó để chăn nuôi gà trong một thời gian dài nhất định.
- Dễ thiết kế thi công để hàn gắn theo mô hình yêu cầu của mình.
- Đảm bảo cho chuồng gà có được không gian sạch sẽ thoáng mát hơn đồng thời dễ dàng vệ sinh lau dọn.
Người ta lựa chọn những chiếc chuồng gà bằng sắt để nhốt gà chọi hoặc gà đá. Với những khu vực có điều kiện khí hậu khô hanh và oi bức. Thì đây sẽ là sự lựa chọn rất phù hợp để chăn nuôi gà. Ngoài ra, hiện nay chuồng gà bằng chất liệu inox cũng đang dần được thịnh hành, phổ biến. Bởi chúng có trọng lượng nhẹ hơn sắt và bề mặt sáng bóng. Không lo han gỉ trong suốt thời gian sử dụng
Chuồng nuôi gà bằng sắt V lỗ
Đây là kiểu chuồng gà thích hợp với những nơi không có nhiều diện tích hoặc nuôi số lượng lớn. Đặc biệt là việc nuôi nhốt gà trên sân thượng hoặc trên chung cư. Kiểu chuồng gà bằng sắt v lỗ khá đơn giản nhưng độ chắc chắn khá cao. Đảm bảo an toàn cho gà nuôi một cách tốt nhất. Chuồng gà sắt V lỗ thích hợp với các loại gà thịt hoặc gà đẻ công nghiệp. Chúng được thiết kế theo dạng 2 hoặc 3 tầng tuỳ theo số lượng gà. Việc sử dụng sắt v lỗ làm chuồng gà còn đem lại sự sạch sẽ, gọn gàng hơn trong quá trình chăn nuôi. Đồng thời, chất liệu sắt này cũng rất dễ dàng lau dọn và vệ sinh
Chuồng gà bằng lưới B40
Có rất nhiều kiểu chuồng gà sử dụng B40. Nhưng phổ biến nhất là kiểu chuồng gà diện tích rộng thích hợp với nuôi gà thịt thả vườn hoặc sân tập cho gà chọi. Tiếp sau đó là chuồng gà dạng khung vuông sẵn và chuồng gà dạng chắc chắn kết hợp nguyên liệu.
Việc sử dụng lưới b40 làm chuồng nhà đang trở thành xu hướng hiện đại của đại đa số người chăn nuôi. Bởi cách làm chuồng gà 2 tầng bằng lưới b40 vô cùng đơn giản. Và sở hữu rất nhiều các ưu điểm như sau:
- Độ thông thoáng cao: Các mẫu chuồng gà lưới B40 đều rất thông thoáng. Thuận tiện cho gà trong việc hoạt động và phát triển. Chúng cũng giúp chủ nhân dễ dàng quan sát, chăm sóc đàn gà hơn.
- Dễ làm, dễ tháo dỡ: Các mẫu chuồng gà lưới B40 cũng tương đối dễ làm. Không cần nhiều kỹ thuật cầu kỳ vẫn có thể hoàn thành dễ dàng. Ngoài ra, dễ dàng tháo dỡ khi không dùng nữa. Nhờ đó mà việc trả lại mặt bằng sẽ nhanh chóng đơn giản hơn. Không mất nhiều công sức.
- Tiết kiệm chi phí: Có thể bạn chưa biết nhưng lưới thép b40 là loại vật liệu làm chuồng gà siêu rẻ. Chính vì vậy, giá lưới thép b40 được đánh giá là thấp, trung bình. Đảm bảo phù hợp với hầu hết kinh tế của người dân Việt Nam. Ngoài ra, giá chuồng gà bằng lưới b40 cũng sẽ tùy thuộc vào diện tích, kiểu dáng chuồng khác nhau
Quy trình làm chuồng nuôi gà 2 tầng
Sau khi đã có thể lựa chọn được cho mình loại vật liệu làm chuồng gà phù hợp. Việc tiếp theo là bạn chỉ cần tiến hành thực hiện theo các bước trong cách làm chuồng gà 2 tầng vô cùng đơn giản sau đây
Chuẩn bị làm chuồng nuôi gà thịt 2 tầng
Để có thể hoàn thiện một chiếc chuồng gà 2 tầng thì ngoài việc chuẩn bị các vật liệu chính. Thì bạn còn cần đảm bảo tất một số những yêu cầu như sau
- Chọn địa điểm làm chuồng: Làm chuồng gà nên chọn vị trí cách xa khu nhà ở. Nếu có nên làm ở nền đất rộng và có nhiều cây cối để có bóng mát cho gà nghỉ ngơi. Bạn có thể chọn hướng Nam hoặc Đông Nam để đón ánh nắng buổi sáng.
- Xác định số lượng gà nuôi: Dựa theo số lượng gà nhiều hay ít mà lựa chọn thiết kế và chất liệu khác nhau. Đồng thời, cần xác định số lượng gà cần nuôi để bạn có thể mua và chuẩn bị vật liệu sao cho phù hợp với diện tích, kích thước chuồng định làm
- Chuẩn bị nguyên liệu làm chuồng: Với 3 loại nguyên liệu phổ biến như trên, bạn có thể chọn ra cho mình 1 loại phù hợp và ưng ý nhất cho chuồng gà của mình. Có thể là sắt v lỗ, dây kẽm buộc hay lưới b40,… Sau khi đảm bảo đầy đủ những điều này. Chúng ta sẽ có thể tiến hành cách làm chuồng gà 2 tầng một cách đơn giản và vô cùng nhanh chóng
Cách thực hiện chi tiết
Do xu hướng sử dụng lưới b40 làm chuồng gà ngày càng tăng mạnh. Do đó, nên ở đây sẽ là những bước hướng dẫn cụ thể cách làm chuồng gà 2 tầng bằng lưới thép b40. Để chuồng gà lưới B40 đạt độ chắc chắn cao nhất. Thì chủ nhân nên dùng dây thép nhỏ để buộc chắc hơn. Sẽ là chắc chắn hơn rất nhiều khi dùng các loại vật liệu khác. Ngoài ra, lưới thép b40 được sản xuất với nhiều kích thước, trọng lượng khác nhau. Bạn nên lựa chọn loại kích thước lưới b40 phù hợp nhất với thiết kế chuồng gà của mình.
Bước 1: Xác định kiểu dáng chuồng
Việc xác định kiểu dáng chuồng là bước tiền đề vô cùng quan trọng. Điều này sẽ quyết định đến kích thước, hình dáng, diện tích của chuồng. Chính vì vậy, ở bước này, bạn cần sử dụng các thanh thép có độ cứng chắc chắn, độ bền tốt. Để dựng khung định hình kiểu dáng chuồng. Ở bước này, việc lựa chọn thép làm khung cũng là điều nhất định bạn không được chủ quan. Bởi khác với các loại chuồng gà khác. Chuồng gà 2 tầng sẽ đòi hỏi sự chắc chắn và độ cứng tốt hơn. Do đó, bạn nên lựa chọn loại thép hộp chất lượng cao. Để dựng khung và có vai trò chịu lực cho chuồng gà của bạn
Cắt các thanh sắt thép theo diện tích đã định sẵn. Tính toán số lượng thép, sắt, inox phù hợp để làm khung. Số lượng khung sắt, inox bao gồm chiều cao, chiều dài, chiều rộng. Tiếp đó chúng ta tiến hành buộc kết nối các thanh này lại với nhau. Nếu có máy hàn xì thì sẽ nhanh hơn và chắc chắn hơn. Còn nếu không có thì dùng dây thép buộc chắc chắn lại tại các mấu nối. Sử dụng kìm hoặc thanh sắt để siết chặt hơn dây buộc.
Bước 2: Quây lưới B40 quanh chuồng nuôi
Tiến hành cắt lưới B40 theo diện tích chuồng gà. Tiếp đó quây chung quanh chuồng gà thật căng. Nếu có máy hàn xì thì sử dụng còn không thì dùng dây thép buộc chặt như bước bên trên. Chú ý thiết kế cửa ra vào sao cho hợp lý nhất. Chúng ta sẽ sử dụng thanh chắn để phân chia giữa 2 tầng cho chuồng
Bước 3: Làm mái cho chuồng gà
Nếu có thể thì mua một mái tôn hoặc mái bô lô xi măng để lợp mái che. Chi phí không quá đắt chỉ khoảng vài chục nghìn cho tới 100.000 -200.000 cho một tấm bô lô xi măng mà thôi. Ngoài ra, nếu bạn muốn đảm bảo tính thẩm mỹ và nhìn chuồng gà có vẻ sạch sẽ hơn. Thì lựa chọn tôn lợp cho mái che chuồng gà sẽ là giải pháp phù hợp
Những lưu ý khi làm chuồng nuôi gà 2 tầng
Xử lý chất thải của gà
Anh em nên chú ý đến yếu tố xử lý vệ sinh chất thải của gà thường xuyên trong cách làm chuồng gà 2 tầng. Đặt biệt đối với những những không gian để chuồng nhỏ như sân thượng. Anh em dùng mùn cưa trộn thêm chất vi sinh và thay mùn 2-3 ngày một lần. Thỉnh thoảng hãy dùng vôi bột trộn vào để khử khuẩn được tốt nhất.
Chọn gà phù hợp với chuồng
Mặt dù cách làm chuồng gà 2 tầng chuồng có những ưu điểm là chắc chắn nhưng kích thước chuồng lại là mặt hạn chế của cách làm chuồng hai tầng. Đối với loại chuồng gà 2 tầng thì anh em nên nuôi những giống gà có kích thước vừa đến nhỏ như giống gà tre, gà thịt hoặc gà còn ở kích thước nhỏ. Đối với gà chọi thì anh em nên nuôi ở những loại chuồng kích thước to hơn để giúp gà dễ vận động.
Hoạch định địa điểm xây dựng chuồng gà
Ngoài việc hiểu rõ cách làm chuồng gà 2 tầng thì hoạch định vị trí đặt chuồng gà cũng rất quan trọng. Do khối lượng chuồng khá nặng và khó di chuyển. Nên anh em hãy xác định được một vị trí cố định để đặt chuồng ngay từ đầu. Điều này giúp mất công di chuyển sau này, sẽ rất khó khăn. Nên chọn các vị trí góc khuất hoặc nơi kín gió để đặt chuồng. Tuy nhiên vẫn đảm bảo sự thông thoáng đáng kể của chuồng gà.