Thị trường tiêu thụ cua ngày càng ổn định, hiệu quả kinh tế khá. Vì vậy đã tạo cơ hội cho người dân phát triển mô hình nuôi cua thâm canh nhằm nâng cao thu nhập. Như chúng ta đã biết, đây là mô hình thủy sản đang được Bạc Liêu khuyến khích áp dụng. Điểm đặc biệt ở mô hình này là chủ yếu được các hộ nuôi tôm công nghiệp hiệu quả thấp thực hiện. Vì có thể giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên cùng diện tích. Đồng thời có chi phí đầu tư thấp nhưng lợi nhuận khá. Cho nên các hộ dân ở vùng này đều có thể áp dụng chuyển đổi được.
Mục Lục
Mô hình nuôi cua thâm canh cho hiệu quả kinh tế khá
Những năm gần đây, mô hình nuôi cua thâm canh được nhiều hộ dân huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu áp dụng. Vì vốn đầu tư ít nhưng cho hiệu quả kinh tế khá. Mô hình nuôi theo quy trình chuyển giai đoạn có vai trò làm tăng tỷ lệ sống của cua, giúp cua tăng trọng nhanh, giảm chi phí đầu tư. Đồng thời cải thiện được môi trường nước trong ao nuôi, hạn chế dịch bệnh.
Điển hình là hộ ông Phan Hoàng Trong – người nuôi cua thâm canh thành công ở ấp Phước Ninh, xã Phước Long, huyện Phước Long. Ông Trong cho biết, lúc đầu ông nuôi cua kết hợp với tôm sú. Nhưng năng suất cua đạt không cao. Năm 2016, nhận thấy giá cua gạch tương đối cao, dễ tiêu thụ. Ông bắt đầu nuôi thử nghiệm cua thâm canh trên diện tích 1.000 m2 với 1.000 con cua giống. Sau thời gian nuôi bốn tháng, thu hoạch tổng cộng 240 kg cua. Ông bán được 40 triệu đồng; sau khi trừ chi phí ông còn lãi khoảng 28 triệu đồng.
Thấy nuôi cua thâm canh mang lại thu nhập khá, năm 2017, ông Trong mở rộng diện tích nuôi cua lên 8.000 m2. Năm 2020, cua tăng giá hơn, với diện tích 8.000 m2, ông thả 5.000 con cua giống. Sau bốn tháng nuôi, ông thu được 110 triệu đồng. Trừ chi phí còn lãi khoảng 80 triệu đồng.
Kinh nghiệm nuôi cua thâm canh
Theo kinh nghiệm của ông Trong, để đạt hiệu quả cao thì người nuôi cần ương nuôi cua giống trong ao vèo khoảng 30 ngày. Sau đó mới chuyển ra vuông nuôi thịt. Ao vèo trước khi thả cua giống phải làm sạch. Trong quá trình ương, cho cua ăn thức ăn là cá rô phi hấp chín, bằm nhuyễn, pha với nước, tạt đều khắp ao. Lượng thức ăn cho 1.000 con cua giống trong một ngày khoảng 800g cá rô phi. Vuông nuôi cua phải bỏ trà hoặc trồng cây năng tượng làm nơi trú ẩn cho cua. Nhớ cung cấp thức ăn đầy đủ như cá tạp, ốc bươu vàng, ốc đinh,…
Ðịnh kỳ 30 ngày thay nước vuông nuôi một lần để kích thích cua lột xác đồng loạt. Nhằm tránh tình trạng cua lột trước ăn con lột sau. Ngoài ra, việc chọn thời điểm thu hoạch cũng rất quan trọng. Muốn bán cua được giá cao, người nuôi nên tính toán lựa chọn thời gian nuôi. Vì để khi thu hoạch cua cùng thời điểm các ngày lễ lớn trong năm.
Từ kết quả mang lại, sau khi kết thúc đề án hỗ trợ cho mô hình này. Nhiều hộ dân đã tiếp tục thả nuôi vụ tiếp theo. Hiện nay cua phát triển rất tốt, hứa hẹn vụ mùa bội thu. Điều đặc biệt là mô hình này được triển khai hầu hết đối với những hộ có ao nuôi tôm công nghiệp kém hiệu quả. Qua đó góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất trên cùng diện tích.
Theo Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Phước Long (Bạc Liêu) có chi phí đầu tư thấp. Nhưng lợi nhuận khá, các hộ dân ở vùng chuyển đổi đều có thể áp dụng được. Vì vậy, mô hình được Trung tâm khuyến cáo nhân rộng trên địa bàn.