Bệnh E.coli ở gà có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong vòng đời của gà. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường hô hấp, tiếp xúc với thức ăn, nước uống, phân hoặc dụng cụ chăn nuôi bị ô nhiễm. Bệnh cũng có thể lây truyền theo chiều dọc, khi gà đẻ bị nhiễm vi khuẩn E.coli trong ống dẫn trứng truyền qua trứng vào phôi và có sẵn ở gà con khi mới nở. Để phòng bệnh này, các bạn không thể bỏ qua những thông tin được chúng tôi cập nhật trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Chia sẻ đến bà con biểu hiện và biện pháp xử lý bệnh E.coli ở gà

Trong số các bệnh thường hay gặp phải ở gà, có thể nói bệnh e coli là một trong những cái tên vô cùng “ám ảnh” đối với người chăn nuôi hiện nay. Thiệt hại về kinh tế đối với những đàn gà mắc phải căn bệnh này là vô cùng lớn. Để nhằm hạn chế những thiệt hại của bệnh e coli ở gà có thể xảy ra, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp người dùng tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm, triệu chứng, biện pháp xử lý và ngăn chặn khi gà mắc phải bệnh này.
Tìm hiểu ngay về các triệu chứng của bệnh tiêu chảy do E.coli
Vi khuẩn Escherichia coli gây bệnh ở gia cầm (APEC) là nguyên nhân chính gây ra bệnh nhiễm khuẩn trực khuẩn trên gia cầm. Thách thức chính đối với ngành chăn nuôi gia cầm là tình trạng kháng thuốc và sự xuất hiện của các vi khuẩn đa kháng thuốc đe dọa sự an toàn của chuỗi thực phẩm. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến sự xuất hiện kháng thuốc của vi khuẩn E. coli gây bệnh ở gia cầm có tương quan với việc sử dụng thuốc kháng sinh không phù hợp cùng với thực hành vệ sinh không đầy đủ, điều này khuyến khích áp lực lựa chọn các kháng sinh kháng thuốc của APEC.
Thời tiết không thuận lợi chính là điều kiện để các vi khuẩn E.coli sinh sôi, gây bệnh ở gà. Vi khuẩn E.coli sau khi phát triển mạnh sẽ nhiễm vào máu, gây bệnh trên toàn cơ thể của gà.
Lưu lại các dấu hiệu của bệnh E.coli ở gà

Bệnh này có thể xuất hiện ở trên mọi lứa tuổi của gà, chính vì thế chúng sẽ có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số hiện tượng chung khi gà bị khuẩn e.coli xâm nhập:
– Gà không ăn, trở nên ủ rũ, yếu ớt
– Xuất hiện hiện tượng gà bị thở gấp, thở khó khăn.
– Chảy nước mắt và mũi
– Bị đờm ở cổ, ngạt mũi, thở khò khè
– Cánh gà bị xệ, uống nước nhiều, cơ thể gà trở nên chậm chạp
– Phân gà bị loãng.
Biểu hiện gà bị mắc bệnh E.coli trên từng đối tượng,lứa tuổi như sau:
– Đối với gà con: Phân gà bị loãng, có màu trắng, gà bỏ ăn, bị sốt cao
– Đối với gà lớn: Gà bị ủ rũ, bỏ ăn, trở nên gầy, ốm, thiếu sức sống,…
– Đối với gà đẻ: Khuẩn E.coli gây hại cho buồng trứng, cho nên chất lượng đẻ trứng vô cùng ké, lượng trứng suy giảm nhanh chóng.
Phương pháp điều trị bệnh E.coli ở gà
Khi gà bị mắc bệnh E.coli, người chăn nuôi cần ngay lập tức thực hiện các biện pháp chữa trị cho gà để nhằm tránh lây lan bệnh cho cả đàn. Làm thế nào để điều trị bệnh e.coli ở gà – Bạn đã biết chưa?
Trước hết, bạn cần tiến hành tách đàn cho gà và sử dụng thuốc kháng sinh. Bạn có thể sử dụng các loại kháng sinh như sau: Colistin, Gentamycin, Kanamycin,… Bạn có thể thực hiện tiêm trực tiếp hoặc pha vào nước để cho gà uống theo đúng liều lượng được chỉ định. Cùng với đó, bạn cần phải tiến hành bồi bổ thêm các loại vitamin, chất điện giải để gà có thêm sức đề kháng chống chịu với bệnh tật. Ngoài ra, việc sử dụng các dược phẩm vi sinh còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hoá của gà được tốt nhất như bio – spiracol, bio – tylan,…
Hướng dẫn bà con phương pháp phòng bệnh E.coli hiệu quả

Nhằm giúp gà phát triển mạnh mẽ và hạn chế các thiệt hại về kinh tế. Vấn đề phòng bệnh E.coli vô cùng quan trọng và được quan tâm hàng đầu. Những biện pháp phòng bệnh bao gồm:
– Xây dựng chuồng trại đúng tiêu chuẩn, sạch sẽ, thoáng mát, ấm vào mùa đông mát vào mùa hè.
− Luôn đảm bảo chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ cho gà– Các dụng cụ dùng để ăn uống cho gà cần phải được đảm bảo vệ sinh
– Cho gà ăn uống vừa đủ; hạn chế để thừa; đối với các đồ ăn thừa của gà bạn cần phải tiến hành đổ đi ngay; không nên để lâu.
– Thực hiện phun thuốc sát trùng cho chuồng gà theo định kỳ 1 lần/tuần. Nhằm tiêu diệt các mầm bệnh gây hại cho gà
– Thực hiện bổ sung các loại vitamin; điện giải để giúp gà tăng sức đề kháng
– Thức ăn được cung cấp đầy đủ và phù hợp đối với từng giai đoạn cụ thể của gà.
Tạm kết
Việc thực hiện đảm bảo các công việc trên sẽ giúp hạn chế khuẩn E.coli có cơ hội xâm nhập; phát triển và gây bệnh ở gà. Do đó, trong quá trình chăn nuôi. Đây thực sự là vấn đề quan trọng mà người nuôi cần chú ý thực hiện tốt. Để giúp gà sinh trưởng và phát triển trong điều kiện thuận lợi. Mang lại thu nhập cao cho người chăn nuôi. Hy vọng, những chia sẻ trên đây của chúng tôi về bệnh E.coli ở gà giúp ích cho bà con. Bà con sẽ giúp người dân tích lũy được những kinh nghiệm quý báu trong việc đối phó, phòng tránh hiệu quả với căn bệnh gây hại này.