Trong chăn nuôi gà, một trong những điều mà bà con nông dân cần lưu ý chính là bệnh thiếu chất dinh dưỡng ở gà, đây là một căn bệnh vô cùng phổ biến. Khẩu phần ăn của gà cần phải có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như khoáng, vitamin… Nếu thiếu chất dinh dưỡng có thể khiến cho gà chậm lớn, lông xấu, sản lượng trứng giảm… Bổ sung chất dinh dưỡng cho gà góp phần hình thành cấu trúc xương, vỏ trứng cứng và chắc hơn. Chính vì thế việc bổ sung đầy đủ chất đóng một vài trò vô cùng lớn. Hãy cùng gtereads tìm hiểu kỹ hơn nội dung về việc thiếu chất dinh dưỡng ở gà trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Nguyên nhân của bệnh thiếu chất dinh dưỡng ở gà
Thật ra có rất nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố khác làm làm ảnh hưởng đến dưỡng chất thức ăn. Từ đó sẽ gây ra bệnh thiếu dinh dưỡng ở gà. Một số nguyên nhân thường gặp như là:
- Khẩu phần ăn không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Các vitamin bổ sung vào khẩu phần tuy số lượng đủ nhưng lại bị mất tác dụng do các yếu tố lý, hóa hay nhiệt độ làm biến đổi chất lượng gây hư hỏng.
- Do khẩu phần ăn không cân bằng theo tiêu chuẩn quy định, làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng gây thiếu hụt dinh dưỡng.
- Do pha trộn các chất không đều. Nhất là đối với các nguyên tố khoáng vi lượng và vitamin. Điều này làm cho việc gà hấp thu dinh dưỡng không cân đối.
- Do các tạp khuẩn hay độc tố nấm trong thức ăn.
- Do sự có mặt của các cầu trùng làm giảm quá trình gà hấp thu dinh dưỡng.
Những biểu hiện khi thiếu chất khoáng ở gà
Gà thiếu khoáng, có thể nói đây là vấn đề lớn và thường gặp trong chăn nuôi trang trại gà vịt. Tuy vậy không phải ai chăn nuôi cũng hiểu về vấn đề này, khi trong thức ăn thiếu bất kỳ một chất dinh dưỡng nào đó đều ảnh hưởng đến chất lượng phát triển của gia cầm, mức độ chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Dưới đây là những biểu hiện khi thiếu chất khoáng ở gà.
- Calci, Phospho: Xương yếu, vẹo xương ở gà con, vỏ trứng mỏng, giảm khả năng ấp nở.
- Magne: Co giật, chết đột ngột.
- Mangan: Có dấu hiệu thần kinh, chân run, đứng không vững, giảm khả năng ấp nở.
- Sắt, đồng: Thiếu máu.
- Iod : Bướu giáp.
- Kẽm: Lông xơ xác, còi cọc .
- Cobalt: Chậm lớn, giảm khả năng chuyển hóa thức ăn , tỷ lệ chết cao, giảm khả năng ấp nở.
- Selenium: Tích nước dưới da.
Những biểu hiện khi thiếu chất dinh dưỡng vitamin ở gà
Khi hiểu biết của người chăn nuôi về chất dinh dưỡng cần cung cấp trong thức ăn cho gia cầm như gà vịt còn hạn chế thì rõ ràng người chăn nuôi không thể biết được khi nào gia cầm thiếu dinh dưỡng. Không hiểu về nhu cầu dinh dưỡng cần đáp ứng trong từng giai đoạn phát triển thì sẽ không thể chăn nuôi tốt hơn. Dưới đây là những biểu hiện khi thiếu vitamin ở gà.
- Vitamin A : Giảm sản lượng trứng, lòng đỏ nhạt, tăng trọng kém.
- Vitamin D3: Vỏ trứng mỏng, giảm sản lượng trứng và tỉ lệ ấp nở, vẹo xương, chậm lớn.
- Vitamin E: Sưng khớp, quay cuồng.
- Vitamin K: Máu chậm đông, xuất huyết trong cơ.
- Vitamin B1 (Thiamin): Giảm tính thèm ăn, viêm đa dây thần kinh.
- Vitamin B2 (Riboflavin): Ngón chân bị cong, viêm da, chậm lớn, giảm sản lượng trứng và tỉ lệ ấp nở.
- Vitamin B5 (Pantothenic acid): Viêm da nhẹ, đóng vảy cứng ở mỏ và chân.
- Vitamin PP (Nicotinic acid): Sưng khớp, tiêu chảy, viêm lưỡi và xoang miệng.
- Vitamin B6 (Pyridoxine): Giảm sản lượng trứng và tỉ lệ ấp nở.
- Choline: Chậm lớn, gan nhiễm mỡ, giảm sản lượng trứng, chân đứng không vững.
- Vitamin B12: Thiếu máu, chậm lớn, chết phôi.
- Folic acid: Chậm lớn, thiếu máu, lông xơ xác, giảm sản lượng trứng và tỉ lệ ấp nở, ống dẫn trứng không co bóp.
- Vitamin H (Biotin): Viêm da ở chân, quanh mỏ, quanh mắt.
- Inositol: Chậm lớn, gan nhiễm mỡ.
Cách phòng trị bệnh ở gà hiệu quả
Lựa chọn các hãng cám có chất lượng tốt, kiểm tra chất lượng nguồn nước, đồng thời bổ sung thường xuyên liên tục các thuốc bổ, các loại khoáng đa vi lượng như Hanmix VK4, Hanmix VK5, Hanmix B, HanGoodway, Hanegg Plus…trộn vào thức ăn. Đây là những sản phẩm tốt, hiệu quả, đem lại sự phục hồi nhanh chóng cho những gia cầm suy nhược do thiếu chất dinh dưỡng.