Chim bồ câu hiện nay được nhiều hộ nuôi với mục đích phát triển kinh tế. Thịt của loại này cũng rất được ưa chuộng trên thị trường vì tính bổ dưỡng. Tuy nhiên trong chăn nuôi, để chim bồ câu phát triển tốt trong môi trường nuôi dưỡng, bà con cần làm chuồng trại đúng kỹ thuật. Với chủ đề nuôi chim bồ câu phát triển kinh tế, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu kỹ thuật làm chuồng nuôi chim bồ câu Pháp. Bài viết dưới đây hướng dẫn người chăn nuôi cách xây chuồng nuôi chim bồ câu Pháp.
Mục Lục
Bồ câu Pháp
Bồ câu pháp là giống chim bồ câu được nhập về nuôi tại nước ta với các đặc điểm sinh trưởng và phát triển khá thích nghi với môi trường Việt Nam. Giống chim bồ câu này sinh sản mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn giống chim bồ câu tự nhiên mà trước đây bà con vẫn nuôi.
Nếu bà con muốn nuôi chim bồ câu Pháp sinh sản thì nên thiết kế chuồng trại nuôi nhốt tập trung thay vì nuôi chăn thả, vì chúng ta có thể dễ dàng quản lí , chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho chim tốt hơn. Mặc dù chi phí ban đầu bỏ ra lớn hơn nhưng tính về lâu về dài thì nuôi nhốt tập trung sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Vật liệu làm chuồng nuôi chim bồ câu
Mô hình nuôi kiểu hộ gia đình: Chuồng nuôi chim bồ câu nên làm bằng gỗ có thể dùng gỗ tự nhiên như keo, gỗ mít, gỗ xoan, gỗ liễu,…để đóng chuồng giúp tăng độ bền khi nuôi chim bồ câu.
Đối với mô hình nuôi bán công nghiệp: Nên xây dựng chuồng bằng xi măng để chuồng nuôi vừa có thể sử dụng lại nhiều lần, chắc chắc người nuôi dễ quản lý. Phía dưới nền chuồng tráng bằng xi măng và rải lớp trấu, mùn khô để thấm các chất thải của chim, thuận tiện cho việc dọn dẹp vệ sinh. Xung quanh chuồng nuôi có tường bao, cửa sổ thoáng mát giúp không khí dễ lưu thông.
Nguyên tắc làm chuồng
Chuồng trại nuôi chim bồ câu Pháp sinh sản cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Ánh sáng, nơi làm và độ cao chuồng
Đảm bảo đủ ánh sáng, thông thoáng và sạch sẽ: Nên xây dựng chuồng cao, rộng , có các lối đi thoáng đãng. Chuồng phải đón được nắng buổi sớm và che chắn được ánh nắng buổi chiều. Nền chuồng cao và khô ráo, dễ dàng vệ sinh, tẩy uế. Chuồng có các ô nuôi nhốt phải kín , hạn chế chuột, mèo …tiếp xúc với chim bồ câu. Có bạt che ,quây xung quanh chuồng để chắn gió lùa, mưa tạt khi cần.
Đảm bảo yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn: Quá trình chim ấp trứng rất nhạy cảm, dễ bỏ ổ,giật mình khi bị quấy rầy bởi các âm thanh ồn ào. Vì vậy chuồng nên đặt nơi yên tĩnh để chim chuyên tâm ấp trứng.
Độ cao chuồng 2-3 m: Đây là độ cao thích hợp để chuồng đủ thông thoáng mà che chắn được mưa nắng tốt nhất.
Ô chuồng
Thiết kế ô chuồng: Mỗi cặp chim bố mẹ nên nhốt riêng trong một ô chuồng. Chuồng nuôi bà con có thể mua chuồng bằng thép, inox công nghiệp được bán rộng rãi trên thị trường với giá 150-200 ngàn đồng. Kích thước mỗi ô chuồng là 50 x 60 x 50 cm.
Trong mỗi ô chuồng phải có đầy đủ máng ăn, máng uống, ổ đẻ. Máng ăn có thể là máng nhựa hoặc máng tôn, kích thước chiều dài 20cm, chiều cao 5cm, chiều rộng 7cm, dễ dàng tháo lắp để vệ sinh khi cần thiết. Đối với ổ để bà con có thể tận dụng rổ nhựa; rổ tre đường kính 20cm, chiều cao 5cm, có lót rơm rạ. Máng uống là máng nhựa. Có thể lắp hệ thống nước uống tự động để đảm bảo cung cấp đủ nước cho chim mọi thời điểm.
Các ô chuồng đặt cách mặt đất khoảng 40-50 cm. Có thể chồng lên nhau nhưng phải đảm bảo thông thoáng với khoảng 5cm.-10cm. Giữa các tầng có các khay hứng phân ngăn cách, dễ dàng dọn vệ sinh hằng ngày.
Máng ăn, uống cho chim
Máng ăn: Để giữ vệ máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo. Không nên làm bằng kim loại. Máng ăn và bình đựng nước nên đặt cho mỗi ô chuồng hoặc đặt máng lớn cho cả đàn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia; người nuôi vẫn nên đặt máng ăn và bình đựng nước vào trước các ô chuồng; giúp chim dễ ăn và người nuôi thuận tiện dọn dẹp vệ sinh.
Tóm lại
Trên đây là kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi chim bồ câu Pháp sinh sản đơn giản nhất mà bà con có thể áp dụng. Để biết thêm các thông tin khác bạn hay tham khảo thêm tại Gtereads nhé.