Ký sinh trùng trong máu gia cầm là một trong những bệnh quan trọng gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến chăn nuôi gia cầm. Do đó, người chăn nuôi và các cơ quan liên quan nên lập kế hoạch, kiểm soát và giám sát các ổ dịch vào thời điểm thích hợp. Tuy nhiên, giáo dục và tư vấn cho nông dân về hệ thống quản lý và sản xuất sẽ là cách để giảm tỷ lệ mắc bệnh ở gà nuôi thả rông trong tương lai. Mục tiêu của bài viết này là xác định tỷ lệ phổ biến và các yếu tố nguy cơ của bệnh ký sinh trùng trong máu của gà nuôi thả rông từ đó đưa ra những biện pháp phòng bệnh hợp lý cho bà con tham khảo.
Mục Lục
Đánh giá về bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là một trong những loại bệnh thường xuyên gặp phải đối với ngành chăn nuôi gà hiện nay tại nước ta. Đặc biệt, bệnh thường gặp phải nhất vào thời tiết nóng ẩm vào tháng 2 – tháng. Khi gà mắc bệnh này, tỷ lệ tử vong là rất cao. Phân tích dữ liệu về tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trong máu của gà thả vườn ở Việt Nam, cho thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trong mùa hè là 78,57% trong khi mùa mưa chỉ có 68,52% bị nhiễm ký sinh trùng trong máu. Làm thế nào để phát hiện bệnh kịp thời và có biện pháp xử lý nhanh chóng cho căn bệnh này?
Cách phát hiện bệnh ký sinh trùng đường máu đối với gà
Tìm hiểu về triệu chứng đối với thể cấp tính
Chúng ta sẽ thường bắt gặp ở thể này đối với những đối tượng gà trên 35 ngày tuổi. Đặc biệt là vào mùa mưa. Thể cấp tính sẽ có thời gian ủ bệnh trong khoảng từ 7 cho tới 12 ngày. Lúc này gà sẽ xuất hiện các hiện tượng sau:
– Gà không ăn, kèm theo tình trạng sốt cao và ủ rũ
– Mào tích bị nhợt nhạt
– Tình trạng tiêu chảy kéo dài
– Phân có màu xanh lá cây
Gà bị ủ rũ, chán ăn
– Miệng bị chảy các dịch nhờn
Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ khiến cho lượng gà mắc bệnh tăng, tỷ lệ chết lên tới 70%. Gà sẽ thường bị chết vào ban đêm với, mào bị thâm đen.
Tìm hiểu về triệu chứng đối với thể mạn tính
Đây là dạng thường gặp phải đối với gà trưởng thành, gà đẻ, khi chuyển từ thể cấp tính sang thể mạn tính.
– Gà gầy ốm, chậm lớn
– Niêm mạc nhợt nhạt
– Mào bị thâm
– Phân loãng có màu xanh
– Xuất hiện tình trạng liệt chân
– Ngừng đẻ trứng đối với gà đẻ.
Bạn đã biết cách để điều trị khi gà mắc bệnh ký sinh trùng đường máu?
Gà khi mắc bệnh ký sinh trùng đường máu sẽ để lại cho người chăn nuôi những hậu quả nặng nề. Loại bệnh này được biết đến là có mức độ lây lan chóng mắt, rất khó kiểm soát. Chính vì thế, người chăn nuôi phải quan tâm và thực hiện phòng, chữa bệnh ngăn ngăn chặn sự bùng phát của bệnh. Bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Để điều trị bệnh này, người nuôi cần phải sử dụng thuốc ký sinh trùng cho gà với cách dùng như sau:
– Sử dụng thuốc có chứa các thành phần cơ bản như sau: Rigecoccin , Sulfamethazine, Sulfadimethoxin. Liều lượng sử dụng là 1g/2 lít nước, bạn nên cho gà uống liên tục trong khoảng từ 5-7 ngày.
Ngoài ra người nuôi cũng không nên quên việc cung cấp thêm cho gà các Vitamin như: vitamin A, K3 nhằm giúp hỗ trợ thể lực tốt nhất cho gà chống lại bệnh.
– Thực hiện vệ sinh, đảm bảo không gian chăn nuôi được sạch sẽ trong suốt quá trình điều trị. Nhờ đó mà bệnh có thể giảm và không bị lây lan.
Một số hướng dẫn để phòng bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà hiệu quả
Cách để phòng chống bệnh ký sinh trùng đường máu cần phải được thực hiện một cách bài bản theo đúng quy trình như sau:
Đảm bảo vệ sinh chuồng trại chăn nuôi cho gà thật tốt
– Thực hiện vệ sinh sạch sẽ chuồng trại nơi để thức ăn cho gà. Thực hiện phun thuốc sát trùng theo đúng định kỳ.
– Cần phải luôn quan sát tình trạng sức khỏe của đàn gà. Có biện pháp chăm sóc hợp lý, nâng cao sức khỏe.
– Tiến hành tiêm vacxin phòng bệnh. Tuy nhiên, hiện nay vacxin cho loại bệnh này không phổ biến. Hơn nữa vì có chi phí cao, cho nên không có nhiều người sử dụng.
– Đảm bảo chăm sóc gà, cung cấp các chất dinh dưỡng để giúp cho gà có thể phát triển khỏe mạnh, có thể chất tốt, giúp chống lại các lây nhiễm bệnh không mong muốn, hạn chế các bệnh thường xảy ra đối với gà.
– Quan sát thường xuyên tình trạng của đàn gà nhằm phát hiện, xử lý kịp thời, tránh tình trạng lây nhiễm trên bệnh dịch diện rộng.
Sử dụng thuốc phòng bệnh
– Để phòng bệnh ký sinh trùng hiệu quả cho gà, người nuôi nên lựa chọn các loại thuốc có chứa các thành phần như sau: Toltrazuril, Sulfaquinoxaline, Sulfadimethoxine. Thời gian sử dụng thuốc là tháng khoảng từ 2-3 lần, mỗi lần sử dụng thuốc là 2-3 ngày. Người nuôi cần phải chú ý mỗi lần thực hiện phòng bệnh cần phải đảm bảo cách nhau từ 7-10 ngày. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng được cao nhất.
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là một loại bệnh vô cùng nguy hiểm đối với ngành chăn nuôi. Cho nên, người dân cần phải chú ý thực hiện “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Nhằm giảm thiểu các tác hại mà bệnh sẽ gây ra đối với gà của mình.