Giãn cách kéo dài nhiều tháng khiến đầu ra ách tắc, đồng thời chi phí chăn nuôi tăng cao, đến khi có thể tiêu thụ thì giá lao dốc không phanh. Thậm chí nhiều trang trại gà cũng như heo tại nhiều tỉnh thành Nam Bộ bị dồn ứ heo, gà quá lứa khoảng 4-5 triệu con, không có thương lái đến hỏi mua. Tình trạng này gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc thiếu hụt nguồn cung thịt vào dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Bởi vì hiện tại các nhà chăn nuôi không muốn tiếp tục thua lỗ nên đã không tái đàn.
Mục Lục
Heo tồn đọng nhiều
Ngày 10-10, ghi nhận tại cửa hàng thực phẩm San Hà ở chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP HCM) cho thấy giá nhiều loại thịt heo đã xuống dưới 100.000 đồng/kg. Như: thịt đùi 80.000 đồng/kg, cốt lết 90.000 đồng/kg, chân giò 70.000 đồng/kg. Ngay cả thịt heo ba rọi, giá cũng chỉ còn 105.000 đồng/kg, sườn non 160.000 đồng/kg. Bằng một nửa so với giá đỉnh giữa năm 2021. Còn trên các nhóm nhợ Zalo, thịt heo phổ biến xoay quanh mức giá 120.000 – 140.000 đồng/kg. Nhưng tiêu thụ khá chậm.
Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM. Ngày 10-10, lượng thịt heo đưa về tiêu thụ tại TP HCM đạt 5.074 con. Tăng gần 800 con so với ngày đầu nới lỏng giãn cách. Giá heo hơi ghi nhận ở mức 53.000 – 55.000 đồng/kg. Tương đương đầu tháng 10. Như vậy, dù lượng thịt heo đưa về TP HCM tăng dần nhưng vẫn còn cách xa sản lượng ngày thường. Trước khi có dịch là 10.000 con/ngày. Theo Cục Chăn nuôi, tổng đàn heo cả nước tính đến tháng 9 đạt 28 triệu con. Tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Thế nhưng, do tác động của giãn cách xã hội, nhu cầu giảm nhiều. Đàn heo quá lứa còn ứ đọng lại trong chuồng chưa xuất bán lên tới 30%.
Giá gà công nghiệp sụt giảm
Không chỉ heo hơi mà gà công nghiệp cũng bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19. Cục Chăn nuôi cho biết tại vùng chăn nuôi phía Nam, lượng gà công nghiệp tiêu thụ trong 2 tháng 8 và 9 chỉ đạt 5%-10%. Còn lại bị quá lứa, ứ đọng trong chuồng lên đến hơn 9 triệu con. Thông thường, gà công nghiệp xuất chuồng từ 1,8-2,5 kg. Nhưng nay trọng lượng đã lên hơn 3,8 kg, làm cho người chăn nuôi lỗ rất nhiều, ứ đọng tiền vốn.
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Quyết, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ, cho hay khi TP HCM nới lỏng giãn cách. Giá gà lông đã tăng dần, hiện ở mức 21.000 – 23.000 đồng/kg. Trong khi kỷ lục giá đáy ghi nhận chỉ 5.000 đồng/kg. Tuy nhiên, so với giá thành 29.000 – 30.000 đồng/kg thì người chăn nuôi vẫn còn lỗ.
“Hiện nay gà quá lứa vẫn còn nhiều. Người chăn nuôi tiếp tục xả chuồng, đến khi nào lượng hàng này hết thì giá cả mới khôi phục. Do kênh tiêu thụ chính của gà công nghiệp là suất ăn công nghiệp và các tiệm gà rán… Trong khi các điểm này vẫn đang mở cửa dè dặt nên tương lai ngành chăn nuôi này vẫn còn khó khăn”. Ông Quyết nhận xét.
Nguy cơ thiếu thịt trong thời gian tới
Phía đơn vị cung cấp heo giống, ông Nguyễn Tấn Hậu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Tám Do (Đồng Nai), thừa nhận hiện nay không còn bán heo giống nữa. Vì không có trại nào mua. Hiện trại heo của công ty phải lấy heo giống để nuôi heo thịt. Theo ông Hậu, hằng năm, đây là thời điểm các trang trại mua heo con giống về nuôi để đến gần tết bán heo thịt. Thế nhưng, dù giá heo giống hiện nay xuống một nửa giá chỉ còn 1-1,1 triệu đồng/con (con khoảng 7 kg) cũng không có người mua.
Trong khi sản phẩm làm ra khó tiêu thụ thì giá thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y lại liên tục leo thang. Theo một báo cáo của Tổ công tác 3430 (Bộ NN&PTNT). Chi phí vận chuyển hàng vật tư, sản phẩm chăn nuôi tăng cao. Mức độ tiêu thụ giống giảm 30%-35% cùng với giá bán chạm đáy, dưới giá thành. Có thời điểm chỉ khoảng 4.000-6.000 đồng/con gà giống một ngày tuổi. Vì những lý do trên nên trang trại và hộ chăn nuôi dè dặt tái đàn. Điều này dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nguồn cung trong nước về thịt, trứng gia cầm… Vào các tháng cuối năm.