Bệnh cúm gà ở gà là một trong những bệnh nguy hiểm ở gà. Nó không chỉ nguy hiểm cho gà mà còn là một bệnh truyền nhiễm gây tử vong ở người. Bạn biết đấy, dịch cúm gia cầm từng gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Đặc biệt, bệnh cúm gia cầm do một loại vi rút rất nguy hiểm gây ra, khả năng lây nhiễm rất cao. Ban đầu bệnh chỉ gây ra ở chim, sau đó lây lan sang nhiều loài gia cầm khác và điển hình là ở gà, vịt, ngan. Để hiểu cụ thể về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng tránh bệnh cúm gia cầm, bạn phải tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Mục Lục
Bạn đã biết nguyên nhân gây nên bệnh cúm gia cầm ở gà?
Bệnh cúm gia cầm ở gà là một căn bệnh do virus thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Loại virus này ban đầu chủ yếu xuất hiện ở các loài chim, sau đó biến thể thành nhiều nhánh bệnh như Clade 1.1, clade 2.3.2.1 A,…gây ra các dạng cúm gia cầm ở gà, vịt, ngan ngỗng, chim cút, bồ câu. Trong đó, gà là loại dễ bị truyền nhiễm và có bệnh tích nặng nhất.
Virus gây bệnh cúm gia cầm ở gà có khả năng sinh trưởng ở mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Trong môi trường có nhiệt độ thấp, virus này có thể tồn tại đến 35 ngày. Trong phân gia cầm có bệnh chúng có thể sống tới 3 tháng, trong tủ đá vòng đời của chúng kéo dài đến vài tháng. Tuy nhiên loại virus này sẽ bị tiêu diệt ở điều kiện nhiệt độ 70 độ C trong vòng 5 phút.
Tất cả các loại gia cầm hiện nay đều có khả năng mắc bệnh cúm. Tuy nhiên gà ở độ tuổi 4 -8 tuần tuổi thường dễ xuất hiện các triệu chứng của bệnh cúm gia cầm nhất. Căn bệnh này xảy ra 12 tháng trong năm, trong đó mùa xuân và mùa hè là hai mùa dễ bùng phát hơn cả.
Những con đường có thể lây lan của bệnh cúm gia cầm
Virus gây bệnh cúm gia cầm có mặt có hầu hết các cơ quan nội tạng của gà mắc bệnh. Trong đó phân, nước mũi, nước mắt, nước bọt là những bộ phần tồn tại nhiều virus nhất. Khi một con gà bị bệnh, virus dễ dàng lây lan đến những con gà khác trong đàn và cả những loại gia cầm khác.
Vi-rút cúm động vật, như cúm gia cầm hoặc cúm lợn, thường lây lan ở động vật nhưng cũng có thể lây truyền sang người. Người bị nhiễm vi rút chủ yếu thông qua tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm bệnh hoặc môi trường bị ô nhiễm. Theo đó, con đường lây nhiễm bệnh cúm gia cầm ở gà chia thành 2 phương thức sau:
Bệnh cúm có thể lây nhiễm trực tiếp
Do tiếp xúc trực tiếp với gà bị bệnh cúm, virus truyền bệnh của con gà này xâm nhập vào cơ thể của các loại động vật khác. Thông qua các chất bài tiết như nước mũi, nước bọt, hoặc qua các chất thải như phân, ăn uống chung nguồn thức ăn, nguồn nước uống đã bị nhiễm virus cúm.
Bệnh cúm có thể lây nhiễm gián tiếp
Dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, nước uống, lồng nuôi, quần áo,… là những vật dụng dễ bị nhiễm khuẩn, chứa virus cúm từ các con gà mắc bệnh bài thải ra ngoài.
Thông tin về triệu chứng bệnh cúm gia cầm ở gà
Bệnh cúm gia cầm có thời gian ủ bệnh rất ngắn. Chỉ từ 1 – 3 ngày sau khi bị virus tấn công. Bởi vậy, gà mắc bệnh thường dễ bị tử vong đột ngột. Thậm chí không có một biểu hiện lâm sàng nào. Tỷ lệ chết của gà bị bệnh cúm gia cầm có thể lên đến 100%/đàn chỉ trong vòng vài ba ngày.
Theo các chuyên gia thú y, gà bị bệnh cúm sẽ có các triệu chứng như sau:
- Gà bỏ ăn, suy nhược cơ thể, sốt cao và uống nhiều nước
- Gà liên tục khó thở, tiết ra nhiều nước mắt, nước mũi, ho hen, vảy mỏ
- Mào tích thâm lại, tím tái, da chân có biểu hiện xuất huyết
- Gà thải ra phân xanh, phân trắng, phân vàng, bước đi run rẩy
- Gà giảm đẻ, xã cánh, xù lông
Hướng dẫn đầy đủ về biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm ở gà
Bệnh cúm gia cầm không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loại gia cầm mà còn khiến cho con người mắc phải những căn bệnh dễ bị tử vong” như H5N1, H7N9. Bởi vậy, người chăn nuôi luôn cần cảnh giác và có ý thức phòng bệnh cúm nguy hiểm này.
Mặc dù các vi-rút cúm gia cầm được xác định gần đây hiện không dễ dàng truyền từ người sang người, nhưng sự lưu hành liên tục của các vi-rút này ở gia cầm đặc biệt đáng lo ngại, vì các vi-rút này gây bệnh nặng ở người và có khả năng biến đổi thành bệnh lây truyền từ người sang người. Theo đó, những biện pháp ngăn ngừa bệnh cúm gia cầm ở gà cần được triển khai như sau:
Bà con cần phòng bệnh hàng ngày
- Đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống sạch sẽ. Luôn vệ sinh các dụng cụ chăn nuôi, xe vận chuyển, môi trường chăn nuôi.
- Luôn cảnh giác và có các biện pháp ngăn chim hoang giã tiếp cận với khu vực chăn nuôi gà. Khi chăn nuôi, không thả chung gà với các loại như vịt, ngan, ngỗng trong cùng một chuồng nuôi để giảm tỷ lệ truyền bệnh.
Xử lý ngay khi xuất hiện dịch cúm
- Ngay lập tức báo cho chính quyền địa phương; các cơ quan có thẩm quyền để có các biện pháp xử lý.
- Tiêu hủy đàn gia cầm mắc bệnh theo đúng quy trình. Phun thuốc tiêu trừ mầm bệnh và khử trùng các dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ bảo hộ.
Tiêm vacxin phòng bệnh cúm cho gà
Hiện nay trên thị trường đã có các loại vacxin phòng cúm gia cầm. Theo lịch tiêm chủng của địa phương; người chăn nuôi phải tiêm cho gà các loại vacxin như sau:
- Vaccine vô hoạt đồng chủng: được chế tạo từ chủng virus tương đồng với chủng ở địa phương.
- Vaccine vô hoạt dị chủng: vaccine này chỉ có kháng nguyên H đồng dạng với chủng địa phương.
- Vaccine tái tổ hợp: được chế từ virus đậu gà kết hợp với kháng nguyên H của virus bệnh cúm gia cầm
Trên đây là toàn bộ những thông tin của căn bệnh cúm gia cầm ở gà. Bệnh cúm gia cầm ở gà là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng đàn gà của bạn căn bệnh này còn truyền bệnh và gây tử vọng ở người. Bởi vậy, những người chăn nuôi đều phải luôn luôn cảnh giác với bệnh cúm ở gà. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích với người chăn nuôi. Giúp bạn có thêm những kiến thức cần thiết trong việc chăn nuôi gà và phòng trừ các căn bệnh nguy hiểm. Chúc bạn chăn nuôi thành công.