Mỏ gà chọi là bộ phận cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Vì đây chính là vị trí tạo ra nhiều đòn đánh hiểm hóc nhất. Việc mở mỏ gà chọi trong đá gà là yếu tố quan trọng không thể thiếu, đồng thời là bước đánh dấu sự phát triển của gà trong cuộc đời với trận chiến đấu tiên của mình. Khi mở mỏ gà chọi đúng cách giúp người nuôi nhận biết được gà đá tốt hay dở và có nên nuôi để chiến hay không? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến các anh em sư kê kinh nghiệm mở mỏ gà chọi tơ cùng những điều nên tránh khi mở mỏ cho gà.
Mục Lục
Mở mỏ gà chọi là gì?
Thời xưa để ngăn gà đá không đánh nhau, ông bà ta sẽ cùng kẽm quấn quanh mỏ gà. Vậy nên thuật ngữ mở mỏ gà chọi cũng xuất hiện từ đó. Mở mỏ gà chọi có thể hiểu là chiến kê sẽ bước vào trận đấu đầu tiên trong cuộc đời của chúng. Dựa vào trận đấu này, kê sư sẽ đánh giá gà đó có tiềm lực không, có nên nuôi nữa hay không hoặc những yếu tố nào cần phát triển….
Ngoài ra, một số thuật ngữ khác còn được cho là mở mỏ chính là tháo bỏ lớp dây kẽm quanh mỏ gà. Để gà có thể tham gia vào trận chiến khác nhau. Tuy nhiên cái này cũng không biết là đúng hay sai. Bởi không nhất thiết phải buộc dây kẽm vào mỏ của gà để ngăn gà đánh nhau.
Thông thường khi gà được 8 đến 9 tháng tuổi thì bắt đầu mở mỏ. Mở mỏ gà chọi có nghĩa là cho gà chọi đá nhau trận đầu tiên. Từ đó biết được đòn, lối và có thể cắt tai cắt tích và cắt lông cho gà chọi để vào chế độ chăm sóc đặc biệt của một chiến binh. Để mở mỏ thành công một chú gà chọi thì việc chăm sóc trước lúc mở mỏ cũng hết sức quan trọng.
Trước khi mở mỏ gà chọi cần lưu ý gì?
Độ tuổi mở mỏ cho gà
Thông thường thì khi gà được 8 tháng đến 10 tháng tuổi anh em bắt đầu mở mỏ. Tuy nhiên có nhiều con khô lông sớm, vào phom sớm anh em có thể mở mỏ từ lúc 6 tháng đến 7 tháng tuổi. Ngược lại có nhiều con phát triển chậm hoặc thuộc dòng gà chơi chậm. Lông khô chậm thì có khi phải đủ 1 năm tuổi mới bắt đầu mở mỏ được. Vì vậy anh em chú ý, trước khi mở mỏ cần kiểm tra xem lông đã khô hết chưa để tránh việc bị dập lông máu. Nên cầm chuồng trước 1 tháng để cho gà thật sung thì anh em tiến hành mở mỏ.
Vần gà & vô mồi trước khi mở mỏ
Trước khi cho gà xổ mỏ, nên cho chúng ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Làm cho gà sung hơn bằng cách mồi cho chúng. Bạn sử dụng gà tơ nhỏ hơn để nhử khoảng 1 ngày 1 lần. Mỗi lần vần mồi gà như vậy nên cho nó mổ 1-2 cái rồi nhốt lại. Biện pháp này khiến cho gà bước đầu dám đánh nhau; thích hợp làm với những con gà nhát, lỏn lẻn. Nếu thử mà thấy gà hăng thì không cần làm quá nhiều, cứ cho chúng chạy lồng là được.
Lựa chọn đối thủ khi mở mỏ
Khi lựa chọn đối thủ cho gà chọi mở mỏ thì chú ý tới chiều cao, cân nặng và độ tuổi của gà. Nên sắp xếp 2 chú gà tơ cùng trạng gà về chiều cao, cân nặng và độ tuổi. Sẽ tạo được sự cân bằng trong chiến đấu. Hết sức tránh việc lựa chọn những con gà già hơn cân nặng, chiều cao. Chúng có lợi thế hơn nên rất dễ chiếm ưu thế khi ra đòn. Nếu mạnh quá thì chú gà chọi tơ mở mỏ có thể bị vỡ đòn. Và chúng ta đã đánh mất đi một chú gà quý khi gà vỡ đòn.
Thời gian diễn ra trận đấu mở mỏ
Khi lần đầu tiên mở mỏ gà chọi không nên thi đấu nhiều. Chỉ nên cho gà nhảy trong khoảng từ 7 đến 10 phút mà thôi. Như thế cũng đủ để nhận ra đòn đánh cũng như không làm ảnh hưởng tới gà. Nếu nhận thấy gà vẫn còn khỏe và sung sức thì anh em có thể ra vô nước cho gà và nhảy thêm 10 phút nữa.
Kinh nghiệm: Với mình trước khi mở mỏ một chú gà tơ mình thường chăm sóc rất kỹ. Ngoài ăn thóc theo khung giờ mình cho gà ăn thêm mồi tươi (thịt bò, trứng gà, trứng cút lộn…) và một số loại thuốc bổ để cho gà sung khỏe (thuốc Mega C21, thuốc bổ nội tạng, thuốc bổ xương, thuốc tăng cơ bắp..). Hàng ngày cho gà chạy lồng cùng một con gà tơ bằng tuổi để gà sung lên mỗi ngày. Trước trận mở mỏ độ 10 ngày mình thường bịt mỏ một con gà phu vào để cho nó tập đánh tầm 5 phút cho nó sung lên.
Sau khi mở mỏ thì sao?
Nếu gà chưa cắt tai, tích mà sau khi mở mỏ đã ưng đòn, lối thì anh em nên cắt tai, tích ngay sau khi mở mỏ sẽ làm gà đỡ “chột” hơn là “cắt tai sống”. Vệ sinh sạch sẽ cho gà và nhốt gà ở nơi thoáng mát cho gà nghỉ ngơi, những ngày tiếp sau nên cho gà ăn tăng thịt bò và rau xanh, kết hợp uống một số loại thuốc bổ như mình kể trên để gà nhanh hồi cơ, hồi sức.
Sau khi mở mỏ trận đầu tiên anh em nên cho gà nghỉ dài ngày. Khi cảm thấy gà thật sung trở lại, tai, tích đã liền hết thì bắt đầu cho nhảy trận 2. Trận này cũng chỉ nên cho 2 hồ, mỗi hồ 10 phút. Sau đó anh em cho nghỉ 15 hôm rồi bắt đầu nhảy trận 3. Trận này anh em có thể cho gà nhảy 2 đến 3 hồ đòn, mỗi hồ 15 phút. Bắt đầu từ lúc này thì anh em nuôi theo chế độ gà chiến.
Một hồ vần cho nghỉ 5 ngày, nếu vần 2 hồ cho nghỉ 10 ngày, 3 hồ nghỉ 15 ngày rồi bắt đầu trận thứ 4 là trận vần hơi; vần 2 hồ hơi mỗi hồ 20 phút hoặc 30 phút tùy thể lực gà. Anh em chú ý việc nghỉ ngơi sau vần tùy thuộc rất nhiều vào thương tích của gà. Mình đưa ra số ngày nghỉ như trên là số ngày nghỉ tối thiểu nhé. Để cho gà mau vào cốt, cứng xương, khỏe gân thì anh em nên cho gà uống thuốc bổ.
Chia sẻ kỹ thuật làm mỏ gà chọi cứng cáp
Chọn được chiến kê ưng ý mới chiếc mỏ đẹp và tướng gà chọi hoàn hảo. Thì tiếp theo là việc chăm bẵm chiến kê đó. Vậy làm thế nào để cho chiến kê có mỏ cứng cáp? Nuôi gà đá ngoài những thức ăn thông thường và mồi để giúp gà tăng cơ và đá xung. Thì cần bổ sung thêm một số chất để giúp cho gà cứng cáp. Để mỏ gà trở nên cứng cáp ta cần bổ sung canxi bằng cách cho gà uống trực tiếp canxi viên. Ngoài ra trong khẩu phần ăn hằng ngày ta có thể cho gà ăn những loại mồi giàu can xi như tép hay bột vỏ sò…
Không chỉ giải đáp khái niệm “Mở mỏ gà chọi là gì?” chúng tôi còn cung cấp thêm những vấn đề cần lưu ý khi mở mỏ cũng như quy trình tập luyện đúng cách. Chúc anh em có thêm những kiến thức hữu ích để hỗ trợ trong quá trình nuôi gà đá của mình. Đừng quên kể lại thành công của bạn cho chúng tôi nhé!