Bồ câu bị nhiễm giun là một trong những căn bệnh quá phổ biến ở loài gia cầm này. Bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, từ đó, gây giảm sút và thiệt hại về kinh tế. Các loại giun ở bồ câu thì khá đa dạng, từ giun đũa, giun tóc, giun xoăn, bệnh giun ở mắt hay ở diều bồ câu… Bạn có biết gì về những loại bệnh giun này? Nếu không am hiểu kiến thức về bệnh thì bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình chăn nuôi. Hôm nay, chúng tôi sẽ gửi tới bà con một số thông tin về các loại bệnh giun ở bồ câu, cùng tham khảo chi tiết nhé!
Mục Lục
Bệnh giun đũa
Bệnh phân bố hầu hết ở các khu vực trên thế giới.
1. Nguyên nhân
Giun đũa Ascallidia columbae (Gmelin, 1970) là tác nhân gây bệnh giun đũa ở bồ câu.
Vật chủ: Bồ câu
Đặc điểm sinh học
– Nơi ký sinh: diều, ruột non, đôi khi ở thực quản.
– Hình thái: giun cái dài 20-95mm. Giun đực dài 50-70mm, có hai gai giáp hợp không dài bằng nhau: 1,2-1,9mm.
– Vòng đời: giun phát triển trực tiếp, không có vật chủ trung gian, giun cái ký sinh ở ruột non, đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gặp các điều kiện thích hợp (có oxy, ẩm độ, nhiệt độ từ 15-300C) có sẽ phát triển thành ấu trùng trong trứng, gọi là trứng cảm nhiễm. Chim ăn phải trứng cảm nhiễm, trứng vào dạ dày tuyến và ruột non của chim sẻ nở thành ấu trùng. ấu trùng qua niêm mạc di chuyển lên gan, phổi, sau lại trở về ruột, phát triển thành giun trưởng thành. Từ trước cảm nhiễm phát triển thành giun trưởng thành, thời gian cần 37 ngày.
Tác hại của giun:
Giun ký sinh ở ruột non, chiếm đoạt chất dinh dưỡng làm cho chim gà còm, giảm tăng trọng. Khi số lượng nhiều, giun sẽ di chuyển gây tổn thương niêm mạc và gây tắc ruột. ấu trùng của gin khi di chuyển lên phổi và gan sẽ gây tổn thương ở đó và gây ra viêm nhiễm.
2. Điều trị
Có thể tẩy giun bằng một trong hai hoá dược sau:
– Piperazin adipinat: Dùng liều 0,30g/kg thể trọng trộn với thức ăn cho chim ăn. Sau khi dùng thuốc, giun sẽ ra ngoài sau 3-5 giờ.
– Mebendazol: Dùng liều 0,10g/kg thể trọng; chia 2 lần trộn với thức ăn cho chim ăn. Giun sẽ ra khỏi ruột 4-6 giờ sau khi tẩy.
3. Phòng bệnh
– Tẩy định kỳ cho toàn đàn chim: 4-6 tháng/lần bằng piperazin.
– Thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường sống của chim.
Bệnh giun ở diều bồ câu
1. Nguyên nhân
Tác nhân gây bệnh Epomidiostomum uncinatum (Lundhal, 1841).
Vật chủ: Bồ câu, vịt, ngỗng
Đặc điểm sinh học
– Vị trí ký sinh: niêm mạc của diều.
– Hình thái: Giun đực: 6,5-7,3mm x 150 micromet. Gai giao hợp dài 120-190 micromet. Giun cái 2,0-11,5mm x 230-240 micromet. Đuôi dài 140-170 micromet. Trứng: 74-90×45-50 micromet.
– Vòng đời: Giun phát triển trực tiếp không có vật chủ trung gian. Trứng ra ngoài tự nhiên phát triển thành ấu trùng giai đoạn III sau khi nở 4 ngày, có thể cảm nhiễm cho bồ câu.
Tác hại: Giun ký sinh gây ra tổn thương ở diều của chim, có thể gây viêm diều do nhiễm khuẩn thứ phát.
2. Điều trị
Tẩy giun bằng piperazin adipinat: Liều dùng 0,3g/kg thể trọng: trộn thuốc với thức ăn hoặc cho uống trực tiếp.
3. Phòng bệnh
Quy trình phòng bệnh giống như phòng bệnh giun đũa.
Bệnh giun tóc
1. Nguyên nhân
Giun tóc Capillaria obsignata (Madsen 1943)
Vật chủ: Bồ câu, gà, gà tây, ngỗng, gà sao, cút.
Đặc điểm sinh học
– Vị trí ký sinh: Ruột non, mạch tràng.
– Hình thái: Giun đực có kích thước dài 7-13x49mm; rộng 49-53 micromet. Gai giao hợp dài 1,1-1,5 micromet. Giun cái: dài 10-18mm; rộng 80 micromet. Trứng: 44-46×22-29 micromet. Giun có hai phần: phần đầu nhỏ dài khoảng 1/3 cơ thể chui vào niêm mạc của ruột; phần thân còn lại ở ruột của vật chủ.
– Vòng đời: Giun phát triển trực tiếp, không có vật chủ trung gian. ấu trùng phát triển trong trứng khoảng 13 ngày. Chim ăn trứng cảm nhiễm, trứng vào ruột nở ra ấu trùng. ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành khoảng 18-21 ngày.
Tác hại
Trong quá trình ký sinh, giun chui đầu vào niêm mạc ruột gây tổn thương và viêm ruột do nhiễm khuẩn thứ phát.
2. Điều trị
Tẩy giun bằng piperazin adipinat: Liều dùng 0,3g/kg thể trọng; trộn với thức ăn hoặc cho uống trực tiếp.
3. Phòng bệnh
Thực hiện như phòng bệnh giun đũa, giun diều chim.
Bệnh giun xoăn
1. Nguyên nhân
Tác nhân gây bệnh là giun. Ornithostrogylus quadriradiatuas (Stivesnon, 1904).
Vật chủ: Bồ câu nhà, bồ câu rừng
Đặc điểm sinh học
– Vị trí ký sinh: ruột non
– Hình thái: Giun có cánh đuôi phát triển, kích thước của giun đực: dài 8-12mm. Gai giao hợp dài 150-160 micromet. Giun cái có kích thước: dài 18-24mm.
– Vòng đời: Giun cái sống ở ruột non, sau giao phối đẻ trứng. Trứng ra ngoài theo phân, phát triển thành ấu trùng sau khi ở ngoài tự nhiên 19-25 giờ. ấu trùng sau khi nở 2-4 ngày trở thành ấu trùng cảm nhiễm. Chim ăn phải ấu trùng cảm nhiễm, ấu trùng vào ruột ký sinh ở đó, phát triển đến trưởng thành. Từ ấu trùng đến trưởng thành, giun có thời gian phát triển 5-6 ngày.
2. Điều trị
Tẩy giun bằng mebendazol: Liều dùng 0,10g/kg thể trọng; chia thuốc làm 2 liều, trộn thức ăn hoặc cho uống trực tiếp vào 2 buổi sáng.
3. Phòng bệnh
Thực hiện như phòng bệnh giun đũa.
Bệnh giun mắt bồ câu
1. Nguyên nhân
Tác nhân gây bệnh làm giun Oxyspirura mansoni (Cobvold 1879)
Vật chủ: Bồ câu, gà, vịt, gà tây, chim cút, gà tiên.
Đặc điểm sinh học
– Vị trí ký sinh: Kết mạc mắt.
– Hình thái: giun đực có kích thước: dài 8,2-16mm, rộng 350 micromet. Gai giao hợp 3-4,5mm. Giun cái có kích thước: dài 12-20mm; rộng 270-430 micromet. Trứng 50-65 x 45 micromet.
– Vòng đời: Giun có vật chủ trung gian là bọ hung Pycnoscelus, surinamensis. Giun cái sống ở kết mạc mắt, đẻ trứng, trứng theo các giọt nước mắt rơi vào môi trường tự nhiên. Bọ hung ăn phải trứng, trứng sẽ phát triển nhanh ấu trùng sau 50 ngày. Chim ăn phải ấu trùng từ bọ hung, sẽ bị nhiễm giun.
Tác hại
Giun ký sinh gây các tổn thương ở kết mạc mắt, gây viêm nhiễm. Nếu có nhiễm khuẩn thì những kết mạc có thể viêm mủ, làm hỏng mắt chim.
2. Điều trị
Dùng dung? dịch tetramisol (2-5%) nhỏ thẳng vào mắt chim. Giun sẽ chui ra khỏi mắt. Cũng có thể dùng kẹp nhỏ lấy giun từ mắt chim.
3. Phòng bệnh
– Kiểm tra phát hiện chim nhiễm giun để điều trị.
– Thực hiện vệ sinh phòng bệnh chuồng trại và môi trường sống của chim.
Một số cách phòng bệnh giun ở bồ câu
- Bà con cần vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, tránh để tình trạng ô nhiễm môi trường dễ gây bệnh cho bồ câu.
- Cho bồ câu ăn các thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn, không ôi thiu, nấm mốc hoặc quá hạn sử dụng
- Tăng cường sức đề kháng cho bồ câu bằng cách bổ sung các vitamin, axit amin, khoáng chất cần thiết.
- Sử dụng các nguồn thức ăn dễ tiêu hóa như men vi sinh, chế phẩm sinh học sẽ làm giảm nguy cơ vi khuẩn phát triển trong đường ruột.
- Đặc biệt, hạn chế thay đổi khẩu phần ăn và phương thức cho ăn đột ngột.
Trên đây là danh sách tổng hợp các loại giun ở bồ câu được lựa chọn hàng đầu hiện nay. Ngoài ra bà con có thể tìm kiếm thêm những thông tin hữu ích khác trên website của cục thú y và bộ nông nghiệp, phát triển nông thôn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp quý bà con có được những kiến thức bổ ích trong việc chăn nuôi.