Trong nhiều năm gần đây, các phương pháp chăn nuôi gà thịt đang ngày càng trở nên đa dạng hơn và mang lại hiệu quả thiết thực cho nhiều nhà nông. Trong đó đệm lót sinh học đang được sử dụng phổ biến hơn trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là nuôi gà thịt. Đệm lót sinh học được làm từ những vật liệu đơn giản, dễ tìm, dễ thực hiện nhưng đem lại lợi ích đáng kể trong quá trình chăn nuôi, đặc biệt là phòng ngừa nhiều bệnh dịch ở gà. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về ưu nhược điểm và cách làm đệm lót sinh học cho chuồng gà, tìm hiểu ngay nhé!
Mục Lục
Khái niệm đệm lót sinh học
Đệm lót sinh học là hỗn hợp giữa chất trộn có thể là trấu, mùn cưa, lõi bắp, vỏ bào… kết hợp men vi sinh vật có lợi dùng để lót nền chuồng trong chăn nuôi. Hệ men vi sinh vật có lợi giúp phân giải nước tiểu, phân thải, hạn chế khí hôi, thối; ức chế và tiêu diệt sự phát triển của các vi sinh vật có hại. Riêng phân của gà sau khi thu dọn đệm lót có thể dùng bón cây rất tốt.
Đệm lót nền chuồng được xử lý và bảo dưỡng tốt có thời gian sử dụng 6 – 12 tháng. Thời gian sử dụng phụ thuộc vào các yếu tố. Chẳng hạn như nguyên liệu dùng làm đệm lót, độ dày đệm lót, chế độ xử lý, bảo dưỡng… Nếu đệm lót quá mỏng thì thời gian sử dụng ngắn hơn so với chất độn dày.
Lợi ích khi dùng đệm lót cho chuồng gà
– Giúp giảm mùi hôi, thối, khí độc của chuồng nuôi gà. Giúp môi trường sống vật nuôi cũng như môi trường xung quanh không bị ô nhiễm. Hạn chế ruồi, muỗi, các mầm bệnh – nguyên nhân lây lan dịch bệnh bị tiêu diệt hoặc hạn chế tới mức thấp nhất. Vì vậy giảm nhân công thú y và chi phí thuốc thú y.
– Tiết kiệm chi phí đáng kể trong chăn nuôi gà. Sẽ không phải thay chất độn trong suốt quá trình nuôi do đó giảm tối đa nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm chất độn.
– Giảm rõ tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh tiêu chảy và bệnh hen. Tăng chất lượng sản phẩm. Đảm bảo gà khi xuất bán an toàn, mẫu mã đẹp, có giá cả cao hơn.
– Sử dụng đệm lót sinh học cho gà con giúp chúng khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và mức độ tăng trưởng tốt. Gà nuôi trên nền đệm lót cũng không bị mắc bệnh như thối bàn chân, què chân. Đảm bảo lông mượt, sạch, thịt chắc và thơm ngon.
– Với đệm lót môi trường sống của con người sẽ giảm thiểu sự ô nhiễm. Đồng thời, người nông dân cũng không phải làm việc nặng nhọc khi thay chất độn thường xuyên. Tính tổng chi phí bỏ ra thì lợi nhuận thu về tăng lên khá nhiều.
Nhược điểm khi sử dụng đệm lót sinh học
– Chuồng nuôi có đệm lót sinh học, có nhiệt độ cao nên mùa đông ở miền bắc điều này là rất tốt. Tuy nhiên vào mùa nắng nắng điều này rất có hại cho gà. Lúc này anh em cần có biện pháp chống nóng cho chuồng nuôi gà, tạo sự thông thoáng trong chuồng nuôi.
– Trong trường hợp không có biện pháp chống nóng tốt thì trong vài tháng nóng nhất có thể thực hiện nuôi trên đệm lót mỏng định kỳ thay mới. Chú ý nếu nên chuồng là đất nện thì cần lót ni lông để thu phân cho dễ và tránh nền bị nhiểm bẩn
– Mặt khác, điều kiện môi trường đệm lót thuận lợi để men phân hủy phân phát triển thì cũng là môi trường thuận lợi để các loại vi sinh vật khác xâm nhập. Từ không khí, đất, nước và bản thân vật nuôi thải ra. Và thời gian sử dụng đệm lót càng lâu thì các vi sinh vật này tồn tại càng nhiều như những ổ mầm bệnh trong chuồng nuôi.
– Vào mùa mùa mưa lũ thì anh em cần chú ý không để chuồng nuôi bị ngập úng. Vì như vậy thì đệm lót sinh học không còn sử dụng được nữa. Đặc biệt ở vùng hay bị mưa lũ, thường xuyên bị ngập lụt. bị dính nước men trong đệm lót bị chết không sử dụng được nữa. Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi phải bảo dưỡng, đảo xới tơi đệm lót. Cách này giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân sẽ được phân hủy nhanh hơn.
Quy trình làm đệm lót sinh học cho chuồng gà thịt
Bước 1 : Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, phun thuốc khử trùng đảm bảo chuồng nuôi không có mầm bệnh.
Bước 2: Rải lớp trấu hoặc mùn cưa vào chuồng có độ dày khoảng 10 cm, sau đó cho gà vào chuồng.
Bước 3: Sau một thời gian (sau 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, sau 2-3 ngày đối với gà lớn ) quan sát thấy khi nào phân rải khắp trên bề mặt chuồng thì rắc men.Tiếp theo cho gà vào chuồng .Vậy là anh em đã làm xong đệm lót sinh học cho chuồng nuôi.
Bước 4: Cách bảo dưỡng đệm lót cực đơn giản. Cứ sau 4 đến 5 ngày cào nhẹ trên bền mặt đệm lót. Qua đó giúp đảm bảo cho phân được phân hủy tốt nhất. Nếu được bảo dưỡng tốt thì có thể sử dụng được lâu dài 3 – 4 lứa gà.
Truy cập tại Chuồng trại gà thịt để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác.