Những năm gần đây nhiều hộ dân chăn nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tích cực chuyển đổi mô hình. Nhằm đa dạng đối tượng nuôi thủy sản hơn. Vì vậy đã có nhiều mô hình mới được áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Trong đó một số hộ nuôi thủy sản ở các vùng ven biển đã mạnh dạn đưa giống tôm vào nuôi thử nghiệm. Qua một thời gian ngắn, những mô hình nuôi tôm tại Thanh Hóa đã khẳng định loại thủy sản này có thể thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của các địa phương trong tỉnh. Chính vì thế hiện đang đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao.
Mục Lục
Kế hoạch phát triển ngành nuôi tôm tại Thanh Hóa
Thực hiện Kế hoạch số 101/KH-UBND, ngày 11/5/2018 của UBND tỉnh về việc hành động phát triển ngành tôm tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025. Các địa phương ven biển như: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương… đã chú trọng định hướng cho người dân lựa chọn kỹ thuật; mô hình nuôi tôm phù hợp với từng vùng. Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên. Qua đó sử dụng hiệu quả đất đai vùng triều.
Thời gian qua, để từng bước chuyển từ nuôi quảng canh sang nuôi thâm canh. Các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương… đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các vùng nuôi tôm tập trung, áp dụng nuôi tôm theo hướng VietGAP. Nhiều hộ nuôi đã mạnh dạn đầu tư mái che, áp dụng công nghệ Biofloc, nuôi TTCT thương phẩm trong bể xi măng. Vì thế cho năng suất cao hơn 20 – 30% so hình thức nuôi bình thường…
Top 3 mô hình nuôi tôm cho năng suất cao
Thời gian qua, mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đã chứng minh được tính hiệu quả. Nhờ kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, dịch bệnh, năng suất vượt trội so với các mô hình nuôi truyền thống. Việc áp dụng quy trình nuôi tôm công nghệ cao đã giúp cho môi trường ao nuôi sạch hơn. Nhất là thuận tiện cho việc chăm sóc, quản lý. Do vậy tôm sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế được dịch bệnh. Vì vậy mô hình dễ đạt và vượt mức các chỉ tiêu, yêu cầu của chương trình đề ra.
Nuôi tôm theo công nghệ Semi – Biofloc đảm bảo ATTP
Để nuôi tôm theo công nghệ này các ao nuôi được đầu tư lót bạt nền đáy và bờ ao kết hợp hệ thống xiphong tự động. Ngoài ra, khu nuôi có ao chứa nước và ao xử lý chất thải; nước để nuôi được bơm vào bể lọc. Sau đó đưa vào ao lắng đất, rồi đưa vào ao lắng bạt để xử lý. Ngoài hệ thống công trình ao nuôi, các hộ dân còn đầu tư các khu nuôi cấy vi sinh dùng hỗn hợp nước; mật rỉ đường, vi sinh tạo Biofloc trong thùng phuy để đưa xuống ao nuôi. Sau đó, chạy quạt và sục khí để Biofloc phát triển và ức chế vi sinh vật gây bệnh…
Theo các hộ thực hiện mô hình, đây là yếu tố quan trọng để giúp tôm nuôi sinh trưởng và phát triển. Do đó, chi phí đầu tư khoảng hơn 1 tỷ đồng/ha. Là một trong những hộ nuôi thực hiện theo mô hình này; ông Lê Văn Phượng (thôn Châu Triều, xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa) cho biết mặc dù chi phí cao. Nhưng quy trình này giúp người nuôi an toàn, hiệu quả hơn và mang tính bền vững cao.
Tôm nuôi mau lớn, kiểm soát được dịch bệnh, sản phẩm đảm bảo ATTP. Mô hình này sử dụng thức ăn công nghiệp và chế phẩm sinh học để bổ sung vào thức ăn, quản lý môi trường ao nuôi. Tôm nuôi sau khoảng 2,5 – 3 tháng là thu hoạch. Bình quân đạt cỡ 40 – 55 con/kg, giá bán khoảng 170.000 – 180.000 đồng/kg. Mức giá cao hơn giá tôm nuôi truyền thống. Nhờ tôm lớn nhanh, kiểm soát được dịch bệnh. Nên mỗi năm trang trại nuôi được 3 vụ.
Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh
Theo tìm hiểu thực tế tại các vùng nuôi tôm công nghiệp ở các huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, thị xã Nghi Sơn. Khác với việc nuôi tôm theo cách thông thường chỉ có 1 giai đoạn (con giống mua về được thả thẳng xuống ao nuôi). Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh gồm 3 giai đoạn nuôi (trong đó, có 2 giai đoạn ương và 1 giai đoạn nuôi thương phẩm). Theo đó, hệ thống ao nuôi được thiết kế tới 3 ao. Cụ thể gồm: ao ương giai đoạn 1, ao ương giai đoạn 2 và ao nuôi thương phẩm.
Ngoài ra, còn có 1 hệ thống xử lý nước đầu vào, 1 hệ thống xử lý chất thải, nước thải. Ao ương giai đoạn 1 là bể xi măng, được đặt trong nhà màng. Ao ương giai đoạn 2 và ao nuôi thương phẩm giai đoạn 3 là ao đất được lót bạt 100%. Hoặc các bể nổi được thiết kế hình tròn khung sắt lót bạt HDPE xung quanh. Với mô hình này tôm nuôi đạt tỷ lệ sống chung cho cả quá trình sản xuất đạt mức cao là 80%. Trong khi nuôi thông thường chỉ đạt tỷ lệ sống bình quân 65 – 70%.
Người nuôi quay vòng vụ nuôi nhanh nên có thể nuôi đến 4 – 6 vụ/năm. Bình quân tổng sản lượng 160 – 180 tấn/ha/năm. Cao hơn khoảng 2 – 3 lần so với phương pháp nuôi tôm 2 giai đoạn. Dĩ nhiên cao hơn về năng suất, sản lượng trên cùng diện tích nuôi.
Mô hình nuôi tôm vụ đông thu lãi cao
Trong những năm qua người dân một số tỉnh thành khu vực phía Bắc nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã đầu tư hệ thống ao nuôi lót bạt. Đồng thời phải có mái che toàn bộ ao nuôi để thực hiện mô hình nuôi tôm vụ đông. Điển hình là mô hình của anh Lê Văn Hùng (xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa). Anh Hùng chia sẻ, sau thời gian tìm hiểu và đúc rút kinh nghiệm. Anh đã mạnh dạn đầu tư nuôi tôm trái vụ với sự hỗ trợ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia trong việc kết nối kỹ thuật; cũng như sản phẩm phục vụ cho nuôi tôm trong đề án hợp tác công tư – PPP “Chuyên nghiệp hóa người nông dân”.
Theo đó, anh đã đầu tư 7 ao lót bạt trên diện tích gần 1,5 ha. Mỗi ao khoảng 1.000 – 2.000 m2, không dùng mái che. Chỉ sử dụng chế phẩm sinh học để bổ sung các vi khuẩn có lợi giúp tôm sinh trưởng tốt. Nhằm hạn chế những độc tố, ức chế vi khuẩn có hại, bảo vệ sức khỏe tăng cường đề kháng.
Anh Hùng cho biết, với ao nuôi 1.000 m2 anh thả mật độ 300 – 350 con/m2. Sau 4 tháng thả nuôi tôm đã đạt cỡ 50 – 60 con/kg. Dự kiến sản lượng có thể đạt 4 tấn/ao. Với giá bán dao động 190.000 – 200.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí anh có thể thu về khoảng 350 – 400 triệu đồng/ao.