Bệnh tụ huyết trùng là một trong những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh này do vi khuẩn Pasteurclla aviscptia gây ra. Tất cả các loại gia cầm đều có khả năng mắc bệnh tụ huyết trùng, nhưng gà và vịt thì thường bệnh nặng hơn so với các loài khác. Ở miền Nam, bệnh thường được biết với một cái tên khác, đó là toi vịt. Bệnh thường xảy ra vào thời gian giao mùa trong năm, có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ chết rất cao. Để tìm hiểu chi tiết bệnh gia cầm này, các bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Đặc điểm bệnh tụ huyết trùng ở ngan, vịt
Đặc điểm: Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, lúc gia cầm bị stress hoặc lúc giao mùa, diễn biến bệnh rất nhanh trong đàn và gây tử số cao. Vịt, ngan chết rất đột ngột, xác chết tụ huyết tím bầm.
Mầm bệnh: Do vi trùng Pasteurella multocida.
Đường truyền lây: Đường hô hấp, đường tiêu hóa.
Triệu chứng:
- Sốt cao, chảy nước mũi làm vịt khó thở.
- Vịt, ngan chết rất đột ngột, xác chết tụ máu tím bầm.
- Viêm màng não làm vịt bị nghẹo cổ.
- Vịt, ngan đẻ thường bị vỡ trứng và chết.
Cách phòng bệnh tụ huyết trùng ở ngan, vịt
Vịt, ngan giống mới mua về cần cho uống Bio Vitamin C để phòng và chống stress gây hại, sưởi ấm cho vịt 1-3 tuần lễ đầu, cho ăn thức ăn đầy đủ thành phần và dinh dưỡng, tốt nhất là dùng loại thức ăn viên cho vịt con.
Vịt từ 20 ngày tuổi trở lên phải chích ngừa vaccin tụ huyết trùng cho vịt. Tiêm vaccin khi vịt khoẻ mạnh và vào ngày thời tiết mát mẻ.
Nếu ở những vùng đang bị dịch bệnh hoặc xung quanh khu vực nuôi có dịch bệnh tụ huyết trùng ở vịt, phải bổ sung một trong những loại kháng sinh cho vịt như: Bio Amoxycoli, Bio Enrofloxacin 10% oral để ngăn ngừa vịt nhiễm bệnh. Chú ý khâu vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, cách ly với những đàn vịt đang bị bệnh.
Bổ sung vitamin, khoáng chất và điện giải vào khẩu phần ăn nhằm tăng cường sức đề kháng, chống stress gây hại khi thay đổi thời tiết, môi trường sống và xung quanh có dịch bệnh…
Cách điều trị tụ huyết trùng ở ngan, vịt
Bệnh có thể điều trị có kết quả với kháng sinh. Do bệnh thường xảy ra với tốc độ nhanh, vì vậy cần qua đường tiêm kết hợp với trộn kháng sinh vào thức ăn hoặc nước uống.
Đường tiêm: Chọn một trong các loại kháng sinh sau:
+ BIO-ANFLOX 50: 1ml/ 5kg thể trọng.
+ BIO-MARCOSONE ® : 1ml/ 5kg thể trọng.
+ BIO-SONE: 1ml/ 4-5kg thể trọng
+ BIO-D.O.C ®: 1ml/ 4-5kg thể trọng.
+ BIO PENI-STREPTO: 1ml/ 5kg thể trọng
Tiêm bắp thịt liên tục trong 3-4 ngày
Trộn vào thức ăn hoặc nước uống: chọn một trong các chế phẩm sau:
+ BIO-OXYTETRACOL: 2g/1,5lít hoặc 2g/0.6kg thức ăn.
+ BIO-TETRA.COLIVIT: 2g/lít hoặc 4g/kg thức ăn.
+ BIO-AMOXICILLIN 50%:2g/5-6lít hoặc 2g/ 2-3 kg thức ăn.
+ BIO-KITASULTRIM: 10g/kg thức ăn.
Lưu ý:
Trong thời gian điều trị, phải cung cấp đầy đủ chất điện giải và các loại vitamin cho cả đàn. Xử lý xác chết bằng cách chôn thật sâu, có rải vôi sống hoặc formol.
Sát trùng dụng cụ chăn nuôi BIODINE ®, BIOXIDE, BIOSEPT ® và để trống chuồng một thời gian. Nên chuyển chuồng sang chỗ mới nếu có điều kiện.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp về bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm. Xem thêm các bài viết khác tại website của chúng tôi nhé.