Bệnh mềm vỏ trên thân tôm là hiện tượng thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Tôm bị mắc bệnh, vỏ sẽ mỏng, nhăn, gợn sóng và tình trạng mềm vỏ sẽ kéo dài trong một vài tuần. Tôm bệnh này sẽ dễ bị sinh vật bám ký sinh và các mầm bệnh khác tấn công. Tôm yếu và chậm lớn, lâu dần sẽ kiệt sức và chết. Ngoài ra, nếu tôm sống sót thì cũng rất còi cọc, không được tươi ngon. Người nuôi sẽ có nguy cơ bị thiệt hại rất nặng nề nếu không có những biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh mềm vỏ trên tôm sớm.
Mục Lục
Nguyên nhân gây bệnh mềm vỏ trên tôm nuôi
Bệnh mềm vỏ ở tôm là một trong những căn bệnh phổ biến và thường xuất hiện trong những ao nuôi tôm thương phẩm tại Việt Nam. Bệnh tuy không gây mất mùa như đốm trắng, đầu vàng nhưng có thể khiến tôm chết rải rác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị thương phẩm của tôm. Có một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng tôm bị mềm vỏ như sau:
Do thiếu dinh dưỡng: Người nuôi cho tôm ăn các loại thức ăn kém chất lượng, thiếu các khoáng chất, vitamin cần thiết, giúp cho quá trình tạo vỏ của tôm khiến cho tôm bị bệnh mềm vỏ.
Do môi trường: Ao nuôi có thể chứa chất độc hại do tảo hoặc nhiễm chất thải công nghiệp; nông nghiệp gây ảnh hưởng đến quá trình tạo vỏ của tôm. Môi trường trong ao nuôi dễ biến đổi làm tôm bị sốc ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng.
Độ mặn và độ kiềm: Độ mặn và độ kiềm thấp làm ao nuôi thiếu khoáng chất. Vì thế sau khi tôm lột vỏ không thể tạo thành được lớp vỏ mới như ban đầu.
Dấu hiệu nhận biết
- Tôm mắc bệnh thường có vỏ mỏng, nhăn nheo, gợn sóng và tình trạng mềm vỏ kéo dài trong vài tuần, tôm bệnh, dễ bị sinh vật bám ký sinh và mầm bệnh tấn công.
- Tôm yếu, chậm lớn, dần dần kiệt sức và chết.
- Ngoài ra, nếu tôm sống sót cũng còi cọc, phân đàn.
Trị bệnh
Trong quá trình nuôi tôm, thường xuyên theo dõi đàn tôm để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường. Khi kiểm tra phát hiện tôm có dấu hiệu mềm vỏ: phải nhanh chóng can thiệp ngay bằng cách tăng cường cung cấp oxygen; đồng thời tạt vôi và Dolomite để tăng kiềm, đưa pH lên 8,3 – 8,5.
Tạt vi sinh BIO BACTER for shimp và BIO YUCCA for shimp để cải thiện chất lượng nước. Giảm khí độc trong ao, tạo môi trường thông thoáng. Cho tôm ăn BIO CALPHOS for shimp với liều gấp đôi so liều phòng. Ngoài ra, cần bổ sung thêm BIO HEPATIC for shimp nhằm tăng khả năng đào thải; thanh lọc độc tố, cân bằng quá trình trao đổi chất, giúp tôm cứng vỏ trở lại và tăng trưởng bình thường.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh mềm vỏ ở tôm. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho quý bà con nuôi tôm. Chúc bà con có một mùa vụ thật thắng lợi và mang lại thu nhập lớn.
Tìm hiểu thêm các thông tin thú vị về các bệnh ở thủy sản để có thêm nhiều kiến thức hay nhé!