Đối với một sư kê, việc xem chân gà chọi được xem là kỹ năng cần thiết phải có. Bởi từ lâu, người ta tin rằng chân gà chọi có thể báo hiệu khả năng đá hay hoặc dở trong mỗi trận đấu. Và điều này cũng đã được nghiệm chứng qua hàng trăm năm. Thông thường, phương pháp xem chân gà chọi để đoán sức mạnh, chỉ những người nuôi có kinh nghiệm lâu năm mới biết. Bởi vậy, nếu muốn trở thành một sư kê dày dặn thì bạn cần phải biết cách xem chân gà chọi. Hy vọng bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được kinh nghiệm này.
Mục Lục
Gà chọi chân 2 hàng vảy suốt
Thông thường gà chọi thường có cặp chân với 2 hàng vảy đều nhau, dáng đứng thẳng, vững. Màu sắc của chân thì rất đa dạng như gà chọi chân vàng, gà chọi chân xanh, gà chọi chân chì…. Tuy nhiên ở một số con lại có những cặp chân rất lạ như chân thiết lĩnh, chân lông vảy loạn, chân 3 hàng vảy, chân vảy rồng hay chân thư hùng….
Đây là mẫu chân gà thường bắt gặp nhất ở gà chọi và cũng là loại chân dễ chơi nhất đối với các sư kê. Nếu gà chọi có cặp chân 2 hàng vảy mà vảy mỏng, chân nhỏ gọn, thanh thoát. Ngón chân thắt thì được xem là một con gà chọi hay. Chúng thường có đòn đánh gãy, rát chân và để lại nhiều thương thích cho đối thủ khi tham gia thi đâu.
Gà chọi 3 hàng vảy
Từ xưa tới nay khi chơi gà chọi thì chúng ta vẫn thường được nghe câu nói ” Nhất dáng, nhị dòng, tam lông, tứ vẩy “. Đó chính là những kinh nghiệm đúc rút từ xưa đén nay qua nhiều trận đấu của ông cha ta. Giả sử 2 con gà ghép trạng với nhau tướng tá như nhau, cùng một dòng như nhau, sức lực giống nhau chẳng hạn; mà một con có nhiều vẩy tài hơn con kia thì có lẽ người cầm gà bên kia cũng phải lo sợ. Điển hình là gà ba hàng vảy.
Khác với những con gà thông thường chỉ có 2 hàng vảy ở chân thì gà chọi 3 hàng vảy thường có 3 hàng vảy nằm trên một chân và song song với nhau. Gà này được các sư kê đánh giá là văn võ song toàn. Vì sở trường và có lối đá rất khôn khéo. Đặc biệt có tài dùng cựa tùy cơ ứng biến.
Gà chọi chân thư hùng (chân 2 màu vảy)
Gà chọi chân thư hùng là loại gà với cặp chân có 2 màu khác nhau, thường là một bên vàng một bên xanh, hoặc một bên vàng một bên đen. Trên thực tế thì cũng có rất nhiều chiến binh với cặp chân thư hùng đã làm mưa làm gió trên các sới gà lớn ở nước ta.
Gà chọi chân thiết lĩnh
Gà chọi chân thiết lĩnh mới đầu nhìn sẽ có cảm nhận chân gà bị dị tật. Vì chân gà bị khuỳnh ra ở đầu gối, đi lại nhìn “dật dẹo”, đầu gối như bị thấp khớp; cách hình dung đơn giản nhất là giống như ở người có chân vòng kiềng. Tuy nhiên đây lại là một trong những linh kê vì đòn đánh rất nặng và hiểm. Gà chọi chân thiết lĩnh cũng có nhiều kiểu. Có con khuỳnh ra, có con khuỳnh vào, có con chân lủng lẳng như đã bị gãy.
Gà chọi chân sâu đo vảy dép
Gà chọi chân sâu đo vảy dép cũng là một trong những dòng gá quý hiếm mà nhiều người vẫn thích chơi. Điểm đặc biệt nhân biết đầu tiên đó là những ngón chân của chúng. Trước khi đến với gà chọi chân sâu đo thì anh em cần hình dung được cẳng chân, ngón chân, cựa và vảy nhé. Chân sâu đo sẽ được nhận diện bởi các ngón chân. Anh em cứ hình dung con sâu đo, nó sẽ thun người lại rồi dãn ra. Thì chân sâu đo cũng tương tự như thế. Thông thường chân sâu đó sẽ đi kèm vảy dép.
Về ngoại hình thì nó cũng như các chiến kê bình thường. Nhưng sự khác biệt là ở ngón ngoại của gà nhìn như bị dị tật; cong như hình con sâu nên được gọi là chân sâu đo (có thể cong 1 bên hoặc cả 2 bên). Để là một chú gà có cặp chân đồng bộ thì theo sách vở xưa để lại, chân sâu đo phải đi với vảy dép. Đó là những vảy dặm ở dưới đế lòng bàn chân của gà.
Gà chọi chân lông vảy loạn có 3 ngón chân
Đối với gà chân lông vảy loạn sẽ có tới 3 ngón chân mọc lớp vảy dặm. Chúng phân bổ chủ yếu ở ngón giữa là nhiều nhất và có thể được nhận thấy nhanh chóng. Phần ngón nội sẽ có ít vảy dặm hơn, nếu ngón ngoại là thới thì thường sẽ ngắn hơn.
Thêm vào đó, phần cụm bàn chân của gà chân lông vảy loạn sẽ xuất hiện thêm lông và vảy dặm ngoại. Tuy nhiên, trong thực tế rất dễ nhầm lẫn giữa gà chân lông vảy loạn cùng sinh thế với những giống đã qua nhiều đời lai tạo khác nhau. Do đó mà cần nhiều kinh nghiệm của sư kê để lựa chọn được một con gà tốt nhất. Ngoài ra, còn một vài dòng gà chọi gà chân lông nhưng vảy không loạn. Có thể thấy được phần vảy một cách trật tự, ngay hàng. Các dòng gà này cũng xuất hiện tương đối nhiều trong thực tế.
Gà chọi chân đi né lồng (dáng người say rượu)
Gà chọi né lồng cũng là một trong những dị kê. Bởi khi di chuyển nó như kiểu đang bò, 2 chân khụy gối sát đất và đi lại chậm chạp, né bên này, né bên kia. Anh em có thể tưởng tượng dáng đi của nó giống như người say rượu đi, chân Nam đá chân Chiêu.
Gà chọi chân vảy rồng gốc miền Tây
Sở hữu những lớp vảy dày xếp chồng lên nhau ở đôi chân. Gà chọi vảy rồng tạo nên một thứ vũ khí tương đối hiệu quả. Nhìn sơ qua cặp chân này giống như cặp chân của những chú Rồng trong phim ảnh. Theo nhiều nguồn tài liệu tham khảo; thì gà chọi vảy rồng có nguồn gốc ở miền Tây nước ta thuộc các tỉnh Long An, Bến Tre. Vì từng có một thời gian được nhiều người chơi gà yêu thích. Nên gà chọi vảy rồng đã có mặt ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Nơi có những anh em đam mê bộ môn chọi gà.