Có khá nhiều hộ gia đình hiện nay đang cân nhắc trong việc chăn nuôi thủy sản, và điển hình nhất chính là chăn nuôi loại cá dứa thương phẩm. Để có thể phát triển quy mô nuôi loài cá này, người nuôi cần phải có khá nhiều kinh nghiệm. Từ việc hình thành ao nuôi, đến thức ăn, phương pháp chăn nuôi cũng sẽ hoàn toàn khác biệt so với những loại thủy sản khác. Do đó để đạt được kết quả mong muốn người dùng nên tham khảo ngay những nội dung dưới đây để biết thêm nhiều chi tiết.
Mục Lục
Đặc điểm chăn nuôi cá dứa
Cá dứa (Pangasius kunyit) có thịt săn chắc. Nhiều nạc mang lại giá trị sản xuất lớn, hiệu quả kinh tế cao. Là đối tượng được ưa chuộng nhiều; do nhu cầu sử dụng sản phẩm tươi và làm khô. Khô cá dứa là mặt hàng đặc sản trong phát triển du lịch hiện nay.
Tu bổ, tẩy dọn ao bằng việc đắp bờ, vét bùn; bón vôi, phơi đáy, diệt tạp, gây màu nước… Là những yêu cầu cần phải có trong việc chăn nuôi cá dứa. Vét kỹ lớp bùn đáy, vì đây là loài cá ăn nhiều (20 – 30 tấn thức ăn/ha). Thời gian nuôi dài, nên lượng chất thải tích tụ nền đáy khá lớn. Nên bố trí cầu cảng để có thể ra xa bờ cho cá ăn. Tạo cơ hội cho cá dù lớn hay nhỏ cũng dễ bắt mồi hơn. Vì đây là loài cá rất háo ăn, tranh ăn rất mạnh. Nên cần có phương pháp cho ăn đồng đều để giảm tỷ lệ phân đàn.
Phương pháp xây dựng ao nuôi cá dứa
Diện tích ao tốt nhất: 3.000 – 5.000 m2. Độ sâu ao tốt nhất là 1,5 – 2 m. Ao cạn không phù hợp với bản tính sống vùng nước sâu của cá. Đồng thời môi trường nước ở các ao cạn cũng dễ biến động. Vì thế ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Nếu ao quá sâu, tầng đáy là tầng bị ô nhiễm đầu tiên và nhiều nhất trong ao. Vì thế, tầng đáy càng sâu càng bất lợi.
Ngoài ra, tầng đáy là tầng có hàm lượng ôxy hòa tan rất thấp. Quạt nước cũng khó tác động đến được. Độ mặn trong khoảng 2 – 19‰. Tuy nhiên, theo đặc điểm sinh thái của cá đã nêu trên, trong tự nhiên cá phân bố nhiêu ở vùng cửa sông, nơi có độ mặn dao động 8 – 20‰. Độ pH trong ao khoảng 6,5 – 8. Khí hậu miền Nam hoàn toàn phù hợp với sự phát triển cá, nhiệt độ 26 – 320C. Đây là loài cá có ngưỡng chịu đựng ôxy hòa tan thấp, cần bố trí hệ thống sục khí khi nuôi ở mật độ 2 – 5 con/m2. Mô hình nuôi cá dứa đang được một số địa phương quan tâm phát triển.
Tiến hành phân loại và lựa chọn giống tốt
Kích cỡ giống thả: Cá hương sau khi ương dưỡng 3 – 4 tuần, cá đạt cỡ 4 – 6 cm/con, loại 25 – 40 con/kg; trước khi thả cá giống nên thuần hóa độ mặn để hạn chế cá giống bị sốc nước. Cá giống thích nghi tốt với chênh lệch độ mặn. Tuy nhiên, chênh lệch càng ít càng thuận lợi cho cá. Cá càng lớn xây xát do vận chuyển càng nhiều, từ đó tỷ lệ hao hụt càng cao nên vận chuyển cá lúc nhỏ (cá hương 2 – 3 tuần tuổi) và có kế hoạch ương dưỡng tại vùng nuôi trước khi thả ra ao nuôi.
Mật độ nuôi 1- 2 con/m2 nếu ao không có hệ thống quạt nước: thích hợp với các hộ dân ít vốn hay nuôi mặt nước lớn. Thả 3 – 5 con/m2, bắt buộc phải có hệ thống quạt nước: nuôi chuyên canh, trong hệ thống ao diện tích phù hợp.
Ngoài ra cần tăng cường vitamin và khoáng chất, nhất là Vitamin C để phòng bệnh. Theo dõi bờ ao, cống bọng, lưới bao (nếu có). Ao nuôi cần được cải tạo, gia cố bờ, bón vôi, phơi đáy, lưu ý vét kỹ lớp bùn, phơi đáy ao vì cá dứa là loài ăn nhiều nên lượng chất thải tích tụ nền đáy khá lớn.
Tiến hành quá trình chăm sóc và bảo vệ ao nuôi
Thay nước: Cá dứa có thể nuôi trong điều kiện nước chảy như nuôi bè, nuôi đăng quầng. Do đó, trong điều kiện nuôi, tùy vào chất lượng nguồn nước cấp (mức độ ô nhiễm, sự chênh lệch các yếu tố môi trường như độ mặn, độ pH…) mà có chế độ thay nước phù hợp. Tuy nhiên, cá lớn sau 3 tháng nuôi có thể thay nước tối đa theo khả năng 1 – 2 lần/ngày, 50 – 60% lượng nước mới/lần.
Cho ăn: Cá dứa có phổ thức ăn rộng, trong điều kiện nuôi có thể tận dụng nhiều loại thức ăn cho cá. Sử dụng thức ăn công nghiệp có nguồn gốc rõ ràng, độ đạm 18 – 25%. Khi nuôi mật độ cao (> 2 con/m2) nên chọn loại thức ăn phù hợp để vừa đảm bảo mức tăng trưởng tối đa của cá vừa hạn chế ô nhiễm nước và giảm giá thành. Cho ăn hợp lý: khu vực cho ăn càng rộng, càng xa bờ, càng có lợi cho cá.
Quạt nước: Có thể bố trí 4 – 6 giàn/ha, loại 12 quạt/giàn, 6 cánh/quạt. Thời gian vận hành tùy vào giai đoạn nuôi, cá càng lớn, thời gian quạt trong ngày càng tăng.
Quản lý màu nước: Cần có chế độ thay nước phù hợp và xiphong đáy định kỳ hoặc khi cần thiết. Có thể sử dụng chế phẩm sinh học để hỗ trợ kiểm soát nền đáy ao.
Phương pháp thu hoạch
Khi cá nuôi được 10 – 12 tháng, đạt trọng lượng 1 – 1,2 kg/con thì có thể thu hoạch. Năng suất cá dứa nuôi thương phẩm khoảng 10 – 15 tấn/ha. Khi thu hoạch cá phải kéo bằng lưới nhằm hạn chế gây xây xát da cá thương phẩm làm giảm giá thành sản phẩm.
Một trong số những phương pháp chăn nuôi có thể làm ảnh hưởng tốt đến chất lượng của cá dứa thương phẩm chính là những yếu tố được kết hợp bởi môi trường nuôi và cả thức ăn bổ sung hàng ngày. Nếu người nuôi biết cách kiểm soát tốt và điều chỉnh sao cho những yếu tố trên trở nên cân bằng hơn thì việc nuôi cá dứa thương phẩm lại hoàn toàn không phải là chuyện gì khó.