Bệnh sổ mũi truyền nhiễm trên gà thịt còn được biết đến với tên gọi viêm xoang truyền nhiễm. Căn bệnh hô hấp cấp tính này biểu hiện đặc trưng bởi hiện tượng như sưng phù đầu mặt, khó thở, chảy nước mũi,… Bệnh được phát hiện trên gà ở mọi lứa tuổi và trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, sổ mũi truyền nhiễm ở gà diễn ra quanh năm, người chăn nuôi phải chịu hậu quả nặng nề về mặt kinh tế. Bài viết dưới đây đề cập đến các thông tin chính liên quan đến bệnh và cách kiểm soát, điều trị.
Mục Lục
Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza) trên gà
Bệnh Coryza hay còn gọi là viêm xoang truyền nhiễm hoặc sổ mũi truyền nhiễm là bệnh cấp tính do vi khuẩn Haemophilus paragalinarum gây ra. Bệnh có thể lây lan rất nhanh trong đàn trong vòng 1-2 ngày. Gia cầm mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh tuy nhiên thường xảy ra ở gia cầm trên 2 tháng tuổi và gia cầm càng lớn tuổi càng dễ nhiễm bệnh.
Bệnh được thấy ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những trang trại chăn nuôi gà dạng gối đầu. Bệnh lây lan rất nhanh và gây giảm ăn nhưng thường ít gây chết. Tỷ lệ chết do bệnh thường dưới 5%, trường hợp không điều trị hoặc điều trị không hiệu quả trong thời gian dài dẫn đến nhiễm ghép các bệnh khác mới gây tăng tỷ lệ chết.
Con đường truyền lây và dịch tễ học
Bệnh xảy ra với nguyên nhân do các loài chim hoang dã lây nhiễm hay do vi khuẩn tồn tại và lưu trú trong môi trường. Gà ở mọi lứa tuổi đều mắc bệnh tuy nhiên mức độ nhạy cảm tăng dần theo tuổi tác. Khi gà mắc bệnh thời gian ủ bệnh ngắn 1 – 3 ngày, độ tuổi mắc bệnh thường 2 – 3 tuần. Trong điều kiện thông thường bệnh càng kéo dài càng có nhiều những tác nhân kế phát xuất hiện. Bệnh được lây lan từ gà ốm sang gà khỏe, do gà tiếp súc với mầm bệnh ngoài môi trường. Các trang trại có nuôi hỗn hợp có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn.
Khi bệnh xâm nhập vào cơ thể sau 1 – 3 ngày ủ bệnh gà có các triệu trứng ban đầu sau 2 – 3 ngày chúng nhanh chóng lây lan ra toàn đàn thông qua dịch tiết mang mầm bệnh hay phân gà bị bệnh, kết quả gây thiệt hại nghiêm trọng cho người chăn nuôi cả về sản lượng trứng lẫn tỉ lệ hao hụt đầu con.
Triệu chứng Coryza và bệnh tích
Triệu chứng:
- Xuất huyết xoang dưới mắt và mũi.
- Sưng tích.
- Hắt hơi
- Tiêu chảy nhẹ.
- Giảm trọng lượng
- Giảm sản lượng trứng 10-40%.
- Ăn kém
Bệnh tích:
- Viêm có bã đậu mũi và xoang.
- Viêm kết mạc mắt.
- Mí mắt dính lại với nhau.
- Bã đậu trong xuất hiện trong xoang mũi và dưới mắt.
- Viêm khí quản.
Cách chữa trị, kiểm soát bệnh sổ mũi truyền nhiễm
Phương pháp chữa bằng thuốc và nuôi dưỡng an toàn sinh học
Trong kiểm soát sự lưu hành của vi khuẩn gây bệnh Coryza chúng ta cần lưu ý, ngoài các biện pháp an toàn sinh học như những bệnh truyền nhiễm khác ta cần đặc biệt chú ý tới việc để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi và phương pháp quản lý “cùng vào cùng ra”.
Do vi khuẩn có thể tồn tại được trong môi trường 2 – 3 ngày nên việc để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi sẽ là phương pháp tốt nhất để loại bỏ mầm bệnh ra khỏ trại. Việc tiến hành “cùng vào cùng ra” hiện đang được áp dụng thành công tại nhiều trang trại để kiểm soát bệnh Coryza. Ngoài ra việc phun thuốc sát trùng định kỳ cho trại cũng là phương pháp cần được chú y tới.
Một số loại thuốc điều trị bệnh sổ mũi truyền nhiễm trên gà phổ biến hiện nay:
Kiểm soát bằng vaccine
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi và mạng lại hiệu quả cao. Vaccine phòng bệnh Coryza cần được chủng ngừa trước 4 tuần khi vi khuẩn tấn công vào cơ thể gà. Lịch tiêm được khuyến cáo nên chủng ngừa lần một vào tuần 6. Tuy nhiên tại một số khu vực có áp lực dịch cao nên chủng ngừa lần một vào tuần 4 để bảo vệ đàn gà thịt cũng như gà đẻ giai đoạn hậu bị. Chủng ngừa lại lần 2 được khuyến cáo sử dụng trước khi gà lên đẻ để đảm bảo hiệu quả trong quá trình nuôi.
Các chủng được sử dụng để làm vaccine hện nay gồm có chủng A, B và chủng C. Tuy nhiên ở nước ta chủng B được bảo hộ chéo bởi 2 chủng A và C. Vậy việc đưa vaccine chủng B ra thị trường không mang lại hiệu quả. Bổ sung chủng B vào vaccine làm tăng giá thành vaccine mà không mang lại hiệu quả rõ rệt. Vậy nên sử dụng vaccine chủng A và C của các công ty sản xuất có uy tín để bảo vệ đàn gà.
Trên thế giới hiện nay vaccine chủng A và C không đạt được khả năng bảo hộ được ghi nhận duy nhất tại Nam Phi, đang có nhưng nghi ngờ về sự hình thành chủng vi khuẩn mói của bệnh này. một số nghiên cứu tại Nam Phi cũng cho thấy vaccine chủng A và C không có khả năng bảo hộ được vi khuẩn chủng B. Do vậy việc có thêm các nghiên cứu về chủng mới và khả năng bảo hộ chéo giữa các chủng của vi khuẩn gây bệnh Coryza.