Bất kỳ chủ nuôi nào cũng phải đối mặt với nguy cơ gà chọi mắc bệnh tụ huyết trùng. Bởi đây là bệnh chứng rất thường gặp ở gia cầm, đặc biệt là tất cả các giống gà. Tụ huyết trùng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đồng thời với khả năng lây lan cục bộ cho mọi loại vật nuôi khác cũng khiến nhiều người phải e dè căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này. Làm thế nào để nhận biết gà chọi đang bị bệnh tụ huyết trùng? Điều trị Pasteurellosis avium hay Cholera avium (tên khoa học của tụ huyết trùng) như thế nào mới hiệu quả?
Mục Lục
Các nguyên nhân chính khiến gà bị mắc bệnh tụ huyết trùng
Theo một số người có kinh nghiệm nuôi gà chọi lâu năm cho biết, bệnh tụ huyết trùng là căn bệnh thường xuyên gặp ở gà chọi, nguyên nhân gây bệnh là do gà chọi bị mắc bệnh truyễn nhiễm mãn tính của vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, thời tiết khiến sức đề kháng của gà không được khỏe mạnh.
Bệnh tụ huyết trùng có thể xảy ra ở tất cả độ tuổi của gà, từ khi chúng bắt đầu nở đến khi trưởng thành, lúc nào chúng cũng có thể mắc bệnh. Hầu hết bệnh tụ huyết trùng diễn ra rất đột ngột, triệu chứng không rõ ràng nên gây ra nhiều cái chết “vô cớ” cho gia cầm. Bệnh tụ huyết trùng thường xảy ra vào thời điểm thời tiết không thuận lợi, vì thế người nuôi cần trang bị cho mình những kiến thức trị bệnh cho gà nhuần nhuyễn nhất để có thể “cứu nguy” cho chúng kịp thời.
Các thể tụ huyết trùng ở gà chọi
Thể quá cấp tính
Ở thể quá cấp tính, triệu chứng lâm sàng không rõ, một số gà chọi đang mạnh khoẻ tự nhiên bị chết. Ở thể bệnh quá cấp tính gà có thể chết nhanh đến mức người nuôi không kịp quan sát, nếu tinh ý bạn chỉ phát hiện thấy chúng ủ rũ sau khoảng 1 – 2 giờ là chết. Nhiều con gà con đang ăn uống bình thương rồi lăn đùng ra chết. Ở thể trạng bệnh này gà thường chết đột ngột, da tím bầm, đôi khi chúng còn có biểu hiện mũi miệng chảy nước nhờn và có lẫn máu.
Thể cấp tính
Thể cấp tính, gà chọi có những biểu hiện sau:
- Gia cầm bị bệnh sốt cao 42-43°C
- Gà ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, đi lại chậm chạp.
- Từ mũi miệng chảy ra một chất nước nhớt có bọt lẫn máu màu đỏ sẫm, giữa thời kỳ bệnh gia cầm có thể đi phân lỏng như màu sôcola.
- Con vật ngày càng khó thở, mào yếm tím bầm do tụ máu, cuối cùng con vật chết do ngạt thở.
- Ỉa chảy, phân có mùi thối
- Tím tái ở mắt, mũi, miệng có dịch nhầy
Thể mạn tính
Bệnh mạn tính xảy ra ở gà chọi sống sót qua thể cấp tính hay bị nhiễm các chủng vi -rút yếu hơn. Triệu chứng: ủ rũ, viêm kết mạc mắt và thở khó. Trong một vài trường hợp, gà chọi có thể bị què, ngoẹo cổ… Khi mổ khám bệnh tích gà chọi chết thấy xác xung huyết nặng. Nội tạng có nhiều điểm xuất huyết lấm tấm, gan bị hoại tử nhỏ. Trường hợp ít cấp tính hơn có thể thấy phù phổi, viêm phổi và viêm gan. Trường hợp mạn tính có thể thấy viêm khớp cổ chân, khớp bàn chân, có dịch viêm ở tai giữa.
Cách lây lan: Có ít nhất 16 tuýp Pasteurella multocida khác nhau về độc lực. Vi khuẩn lây từ con này sang con khác do tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp qua máng ăn, nước uống. Gà chọi có thể nhiễm bệnh do hít, ăn phải và qua kết mạc hoặc vết thương.
Chữa trị bệnh tụ huyết trùng cho gà chọi như thế nào?
Khi tìm ra những nguyên nhân và triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi. Bạn cần tìm hiểu những biện pháp chữa trị, đề phòng bệnh để gà chọi sớm khỏi bệnh. Thể quá cấp tính thường xảy ra nhanh nên điều trị không hiệu quả. Các trường hợp khác, điều trị bằng Tetracyclin hay Sulphaquinoxolone trộn vào thức ăn hoặc nước uống hay tiêm có thể có kết quả trong ổ dịch. Thông thường phải duy trì điều trị trong 1 tuần. Ngoài ra còn một phác đồ chi tiết hơn như sau:
- Đầu tiên bạn cần vệ sinh bằng thuốc sát trùng thường xuyên trong khu đang chăn nuôi gà. Bằng thuốc IOGUARD 300 hoặc BESTAQUAM – S liều 2-4ml/1lít nước.
- Sau đó phun thuốc sát trùng định kỳ bằng ULTRAXIDE liều 4 – 6ml/1lít nước xung quanh toàn bộ khu vực chăn nuôi.
- Tiếp tục dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh tụ huyết trùng cho gà chọi như sau: Dùng MOXCOLIS liều 1g/2lít nước. Tương đương 1g/10kg thể trọng gà, dùng trong 3 – 5 ngày.
- Hoặc dùng thuốc kháng sinh NEXYMIX liều 1g/3lít nước. Tương đương 1g/15kg thể trọng gà. Dùng trong 3 – 5 ngày.
- Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc SULTRIMIX PLUS liều 1g/1-2lít nước. Tương đương 1g/5kg thể trọng gà. Dùng trong 3 – 5 ngày để điều trị bệnh.
- Cuối cùng bạn dùng men tiêu hóa, điện giải và vitamin để phòng bệnh vằ tăng sức đề kháng cho gà. Bạn có thể dùng thuốc AMILYTE hoặc VITROLYTE liều 1 – 2g/lít nước uống.
Phòng bệnh tụ huyết trùng
Nước ta đã sản xuất được vắc-xin vô hoạt có tác dụng bảo vệ gia cầm. Tốt nhất nên dùng vắc-xin chế từ chủng P. multocida địa phương. Tiêu chuẩn vệ sinh tốt và an toàn dịch bệnh là rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ nổ ra dịch tụ huyết trùng ở gà đá. Để thanh toán bệnh, phải để trống chuồng hoàn toàn. Vệ sinh và tiêu độc triệt để, diệt chuột…
Căn bệnh tụ huyết trùng ở gà có tỉ lệ gây chết cao. Dễ lây nhiễm diện rộng nếu không có biện pháp phòng trị hiệu quả và sớm nhất. Bệnh dịch này có thể càn quét hết cả số gà bạn nuôi nếu như dịch bệnh không được khống chế và kiểm soát tốt.
Với một vài thông tin về căn bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi cũng như cách điều trị và phòng tránh. Mong gửi tới anh em vài kinh nghiệm do chúng tôi đúc kết được. Chúc anh em thành công.