Gà mía lai là một trong các giống gà có thịt ngon nhất. Gà mía lai được lai tạo giữa gà ta với giống gà lương phượng. Từ đó thịt của gà mía lai thường có mùi thơm đặc trưng lại có da giòn. Đặc biệt lớp mỡ dưới da của gà mía lai rất ít. Loại gà mía lai có sức đề kháng khá tốt. Nó rất thích hợp với những điều kiện chăn nuôi kiểu thả ở khu vực miền núi – nơi có diện tích vườn nuôi rộng. Làm sao để có cách chăn nuôi gà mía lai hiệu quả? Bà con cần biết một số thông tin cơ bản về loại gà này cũng như những cách chăm sóc cơ bản nhất.
Mục Lục
Đặc điểm của gà mía lai
Gà mía có khả năng chống chịu rét rất tốt; thời gian sinh trưởng ngắn chỉ sau 4 tháng là có thể xuất chuồng. Trọng lượng trung bình đạt từ 1,6 – 2,2kg. Nó phù hợp với nhu cầu thức ăn cho 1 gia đình nên gà bán rất được giá. Giai đoạn gà mía từ 40 – 42 ngày tuổi cho trọng lượng đạt 0,6 – 0,8kg/con; 72 ngày tuổi đạt 1,3 -1,5kg/con, 90 ngày tuổi đạt trọng lượng 2,2 kg/con. Gà mía chăn nuôi theo mô hình thả vườn sẽ mang lại nhiều lợi thế cho bà con: chi phí đầu tư xây dựng chuồng trại thấp; tiết kiệm được nhiều chi phí cho nguyên vật liệu chăn nuôi (điện, nước, quạt thông gió; sử dụng ít chất độn chuồng).
Đặc điểm của gà mía lai:
- Gà mía lai có lông màu vàng đậm xen lẫn màu đen ở cánh, đuôi, đầu và chân nhỏ, da mỏ và chân có màu vàng, mào cờ. Mình ngắn, đùi to và thô, mắt sâu, chân có 3 hàng vảy, sắc lông gà trống màu tía, gà mái màu nâu xám hoặc vàng. Là loại ít bị pha tạp so với các giống gà nội khác.
- Có tốc độ mọc lông chậm, khi gà được 3 tháng có tỷ lệ nuôi sống đạt 96%.
- Năng xuất đẻ trứng thấp, tuổi đẻ muộn 7-8 tháng cho sản lượng trứng là 50 -55 quả/ mái/năm.
Cách chăn nuôi
Gà mía là giống gà thích hợp thả vườn nên có cách nuôi khác với gà công nghiệp. Để gà mía cho hiệu quả năng suất cao nhất bà con không những cho gà ăn cám mà còn bổ sung thêm nhiều thức ăn dân dã như ăn thóc, cám gạo, ngô nghiền, rau xanh, bổ sung các loại khoáng, vitamin, nhất là gà ở giai đoạn đẻ trứng và vỗ béo để nâng cao sức đề kháng cho gà.
Về chuồng trại
Chuồng trại nên chọn những nơi cao ráo, thoáng mát để đặt chuồng gà mía lai. Nên đặt chuồng theo hướng Đông Nam hoặc hướng Đông để được hứng nắng và ánh sáng mặt trời. Trong trường hợp nuôi nhốt hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi sao cho thích hợp (gà mía lai thị trên sàn: 8 con/m2; gà mía lai thịt trên nền 10 con/m2). Trong trường hợp nuôi gà thả vườn thì chuồng là nơi ngủ đêm và tránh ánh nắng, mật độ vườn thả gà nên ít nhất là 1 con/m2. Mặt trước của cửa chuồng nên hướng về phía đông nam. Sàn chuồng làm bằng tre thưa hoặc lưới đặt cách mặt đất 0,5 m giúp chuồng khô ráo, thông thoáng và dễ vệ sinh.
Về chế độ ăn
Gà mía là giống gà thích hợp thả vườn nên có cách nuôi khác với gà công nghiệp. Để gà mía cho hiệu quả năng suất cao nhất bà con không những cho gà ăn cám mà còn bổ sung thêm nhiều thức ăn dân dã như ăn thóc, cám gạo, ngô nghiền, rau xanh, bổ sung các loại khoáng, vitamin, nhất là gà ở giai đoạn đẻ trứng và vỗ béo để nâng cao sức đề kháng cho gà.
Tóm lại
Gà mía lai ngoài đặc điểm ngoại hình ra thì tất cả từ quy trình chọn con giống, cách xây dựng chuồng trại, úm gà, điều chỉnh nhiệt độ ánh sáng, lịch tiêm phòng vắc xin đều giống với kỹ thuật chăn nuôi gà khác, bà con có thể tham khảo thêm tại mục kỹ thuật chăn nuôi gà của chúng tôi để lựa chọn cho mình giống gà phù hợp với điều kiện khí hậu.
Chăn nuôi gà mía hiện đang rất phát triển tại nhiều khu vực, cho thu nhập cao và giải quyết việc làm cho hàng ngàn hộ gia đình. Trước khi chọn nuôi bà con chú ý đến thời điểm các dịp lễ để bán được giá hơn.