Bệnh đầu đen hay kén ruột gà gây ra bởi một loại đơn bào có tên là bệnh Histomonas Meleagridis. Căn bệnh này được phát hiện nhiều nhất trên gà và gà tây với bệnh tích tập trung chủ yếu tại manh tràng và gan. Khi bị đầu đen, gà thường ủ rũ, kém ăn, mặt nhợt nhạt, hốc hác,… tương đối giống với một số bệnh khác nên khá khó để phân biệt rõ ràng. Do vậy các nhà chăn nuôi không nên chủ quan, bệnh kéo dài sẽ khiến gà gầy còm, suy yếu đến chết. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết hơn về bệnh đầu đen trên gà thịt cho bà con cùng tham khảo.
Mục Lục
Nguyên nhân gây bệnh Histononas trên gà
Bệnh Histomonas hay còn được biết đến với những tên sau:
- Bệnh đầu đen.
- Bệnh kén ruột.
- Bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm.
Bệnh do Histomonas Meleagridis – ký sinh trùng đơn bào gây ra. H.Meleagridis sống ký sinh trong giun đất hoặc giun tròn, chúng bị tiêu diệt nhanh chóng nếu ra khỏi vật chủ. Gà mắc và chết do bệnh “đầu đen” có biểu hiện ở đầu …. không đen chút nào. Cái tên đầu đen ra đời bắt nguồn từ những người chăn nuôi, nó được lan rộng và phổ biến tới mức hiện nay cả những người điều trị, những người trong ngành chăn nuôi – thú y biết tới nó, gọi tên nó đều thông qua tên gọi này là chủ yếu.
Thực chất những con gà mắc bệnh “đầu đen” và bị chết có đầu mặt màu tái và hốc hác, một số ít trường hợp có màu tái tới mức xanh xao, chứ chưa ghi nhận trường hợp nào gà trong bệnh đầu đen có đầu biến đổi màu đen cả, có tên gọi như vậy bắt nguồn từ những bà con chăn nuôi gà thả vườn dựa trên triệu chứng không điển hình của gà mắc bệnh này.
Con đường lây truyền
- Lây lan chủ yếu thông qua đường miệng: gia cầm ăn uống phải trứng giun tròn, giun đất có chứa H.Meleagridis
- Trung gian truyền bệnh là giun kim Heterakis galline, thông qua việc gà ăn phải trứng giun kim có chứa mầm bệnh, khi vào cơ thể gà, histomonas sẽ kí sinh tại gan và manh tràng rồi gây bệnh, mầm bệnh được thải ra ngoài qua trứng giun kim và trực tiếp qua phân tạo thành vòng lây nhiễm và gây bệnh ra đàn gà.
- Mặt khác, khi bị thải ra cơ thể gà, trứng giun kim lại được giun đất ăn vào, tồn tại rất lâu trong môi trường khu vực chăn nuôi, đó là lí do bệnh rất khó thanh trừ hoàn toàn ở những khu vực chăn nuôi đã từng mắc bệnh, tỉ lệ tái bệnh cho những đàn sau luôn rất cao.
Lưu ý rằng: Mầm bệnh thật sự ở đây truyền lây là do Histomonas chứ không phải là trung gian giun kim Heterakis galline hay giun đất, vì vậy trong quá trình điều trị và phòng bệnh cũng cần phân biệt rõ nhằm thanh toán tận gốc bệnh mang lại hiệu quả cao nhất.
Các triệu chứng của bệnh đầu đen ở gà
Gà và gà tây cảm thụ nhiều nhất, bệnh xảy ra thường trên gà nuôi chăn thả. Triệu chứng sẽ xuất hiện sau 7-12 ngày sau khi gia cầm ăn phải trứng giun
- Gà có biểu hiện lờ đờ, xả cánh, xù lông,
- Tiêu chảy phân vàng, đôi khi có máu trong phân
- Đầu gà tím tái
- Gà giảm ăn, gầy còm và chết
Bệnh tích:
- Bệnh tích đầu tiên xảy ra trên manh tràng: viêm loét manh tràng làm cho thành manh tràng dày lên, thỉnh thoảng ,những vết loét này ăn mòn thành manh tràng, dẫn đến viêm phúc mạc và các cơ quan nôi tạng khác.
- Manh tràng chứa chất nhầy màu vàng xanh, màu của máu, Ở giai đoạn sau,tạo thành một lõi cứng màu trắng.
- Gan viêm sưng to, trên bề mặt gan có những đốm đỏ thẩm, sau đó biến thành những ổ hoại tử màu trắng và ăn sâu vào trong mô gan.
Điều trị và phòng bệnh
Cách điều trị
- Có thể dùng các loại thuốc như metronidazole (50-60mg/kg trọng lượng/ngày) dimetridazole, ronidazole,ipronidazole, cho gà uống liên tuc trong 3-5 ngày
- Hoặc có thể dùng Sulfamonomethaxin (60-100mg/kg trọng lượng/ngày)
Trong trường hợp gà bị nặng, bệnh Histononas cũng có thể dễ dàng được điều trị khỏi bẳng 1 trong các phác đồ sau:
* Phác đồ 1: làm 2 việc sau đây cùng lúc
– Tiêm bắp vào nách cánh T.Avibracin 1ml/5kgP/lần/ngày x 3 ngày.
– Cho uống T.cúm gia súc : 20g, Hepaton hoặc T.Flox.C 20g, Bổ gan TA.Sorbitol +B12: 40g, Gluco.K.C.B2: 100g. Các loại thuốc trên pha vào 15- 20 lít nước cho 100kg gà uống cả ngày, dùng 4 ngày.
* Phác đồ 2:
– Tiêm bắp nách cánh Macavet hoặc Flodovet 1ml/7kgP/lần/ngày x 3 ngày.
– Cho uống T.cúm gia súc : 20g, Hepaton hoặc Anti protozon hoặc Anti- CRD.LA 20g, Bổ gan thận- lách. TA 40g, Gluco C: 100g. Các loại thuốc trên pha vào 15- 20 lít nước cho 100kg gà uống cả ngày, dùng 4 ngày.
* Phác đồ 3: Dành cho đàn gà có số lượng quá ít thì làm như sau
– Hepaton hoặc Anti protozon hoặc Anti- CRD.LA 15g
– T.Flox.C 15g
– T.cúm gia súc : 20g
– Bổ gan thận- lách. TA 40g
Các loại thuốc trên pha vào 15- 20 lít nước cho 100kg gà uống cả ngày, dùng 4 ngày.
Cách phòng ngừa
- Giữ gìn chuồng trại khô ráo, định kỳ xịt sát trùng chuồng trại và sân vườn, có thể dùng vôi bột rắc trên sân vườn sau khi đã cuốc xới.
- Có thể dùng thuốc trong qui trình phòng của trại.
- Không nên nhiều lứa gà trong cùng một khu