Hiện nay việc nuôi cá tra rất phổ biến và mang lại nguồn thu nhập tốt cho người dân, tuy nhiên người dân cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình nuôi cá. Trong môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, giun sán sẽ phát triển nhiều, thường thành dịch và gây bệnh cho cá tra, đặc biệt phổ biến là bệnh giun sán. Bệnh này không gây chết cá hàng loạt nhưng sẽ làm giảm tăng trưởng, ảnh hưởng đến năng suất. Sau đây, hãy cùng gtereads.com tìm hiểu thêm chi tiết về bệnh giun sán cũng như cách điều trị bệnh giun sán hiệu quả ở cá tra nhé!
Mục Lục
Cá tra là loại cá gì?
Cá Tra có tên khoa học là Pangasius hypophthalmus Sauvage, trước đây còn có tên là P. micronemus, là loài cá nuôi truyền thống trong ao đất của nông dân các tỉnh vùng ĐBSCL. Ngoài tự nhiên cá sống ở lưu vực sông Cửu Long (Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam).
Cá có khả năng sống tốt trong điều kiện ao tù nước đọng, nhiều hàm lượng chất hữu cơ, oxy hòa tan thấp. Cá tra là loài ăn tạp, cá nuôi trong ao sử dụng được các loại thức ăn khác nhau như cá tạp, cua ốc, thức ăn viên, cám, tấm, rau muống… Thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc hàm lượng đạm cao sẽ giúp cá lớn nhanh. Cá Tra không sinh sản trong ao nuôi, cá sinh sản tự nhiên ở Campuchia, cá bột theo dòng nước trôi về Việt Nam. Mùa vụ sinh sản của cá thường bắt đầu từ tháng 5 đến 7 hàng năm. Hiện nay cá Tra bột có thể mua được ở nhiều trại sản xuất cá giống vùng ĐBSCL.
Trong những năm gần đây hoạt động của nghề nuôi thủy sản ngày càng phát triển phong phú, đa dạng về đối tượng cũng như các mô hình nuôi. Sự phát triển không ngừng của ngành Thủy sản đã góp phần cải thiện và nâng cao năng suất; sản lượng cũng như thu nhập cho người dân vùng ĐBSCL thời gian qua.
Bệnh giun sán thường gặp khi nuôi cá tra
Nguyên nhân gây bệnh
Bao gồm giun đầu móc (Acanthocephala), sán dây (Bothricephalus), giun tròn (Philometra) ký sinh trong nội tạng cá gây nên, ấu trùng của chúng thường có sẵn trong nước. Chúng phát triển mạnh và gây hại cho cá ở giai đoạn nuôi thịt; nhất là những ao nuôi mật độ cao (trên 80 con/m2), sau khi nuôi 2 – 3 tháng. Giai đoạn này cá ăn nhiều, lượng thải lớn, nếu không xử lý tốt, nước sẽ bị nhiễm bẩn; tạo điều kiện cho ấu trùng giun sán phát triển. Bệnh này không gây chết cá hàng loạt nhưng làm cho cá chậm lớn. Nếu sán ký sinh số lượng nhiều gây tắc ruột và đâm thủng ruột cá; tạo điều kiện cho các bệnh cơ hội phát triển. Giun tròn ký sinh nhiều có thể gây tắc ống dẫn mật hoặc tắc ruột cá.
Dấu hiệu bệnh giun sán ở cá tra
Cá ăn ít, gầy yếu, bụng trương to, màu sắc nhợt nhạt, mất thăng bằng, hoạt động kém. Quan sát thấy trong hệ thống tiêu hóa hoặc trong xoang cơ thể cá có những hạt màu trắng đục sữa (sán lá) hoặc dạng sợi dẹp dài (sán dây); sợi ngắn (1 – 4 mm) cuộn lại thành từng búi (giun tròn, giun đầu móc). Đoạn ruột có giun sán ký sinh có hiện tượng phình to
Trị bệnh giun sán hiệu quả ở cá tra
Dùng thuốc Nova – Parasite trộn với thức ăn theo liều 1 kg/300 kg thức ăn cho ăn 1 lần/ngày (buổi sáng), liên tục 3 – 5 ngày. Dùng thuốc Praziquantel trộn vào thức ăn; liều lượng 50 – 75 mg/kg thức ăn cho ăn liên tục 4 – 6 ngày; nên kết hợp trộn thêm Vitamin C để tăng sức đề kháng của cá.
Tìm hiểu thêm các thông tin hay về thú y.