Trứng vịt là một loại thực phẩm bổ dưỡng, quen thuộc trong thực đơn của mỗi gia đình. Đó cũng là lý do khiến nghề chăn nuôi vịt siêu trứng khá phát triển hiện nay. Vịt là loài thủy cầm ưa nước nhưng loại vật nuôi này cũng khá dễ thích nghi, có thể áp dụng nuôi tập trung trên cạn. Hôm nay, chúng tôi – Gtereads xin giới thiệu kỹ thuật thiết kế chuồng trại chăn nuôi vịt, một trong những lưu ý quan trọng để chăn nuôi thành công. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây và bỏ túi một số kinh nghiệm để xây chuồng cho vịt nhé.
Mục Lục
Chọn vị trí chuồng và kiểu chuồng thích hợp
Vị trí chuồng nuôi: Chuồng nuôi nên được xây dựng trên nền đất cao ráo, thoáng mát vào mùa hè, tránh gió lùa vào mùa đông. Vị trí chuồng cách xa nơi đông dân cư, trục đường giao thông, nơi ồn ào vì có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của đàn vịt, khiến vịt đẻ non, stress…
Chọn kiểu chuồng nuôi hai mái, thiết kế lối đi rộng và thông thoáng ở giữa chuồng để đối lưu không khí, tiện đi lại và vệ sinh chuồng trại khi cần thiết. Ngoài ra, cần xây dựng thêm mái hiên dốc, rộng khoảng 1m để tránh ánh nắng buổi chiều hắt vào làm vịt nóng bức, khó chịu…cũng như tránh mưa tạt làm ướt nền chuồng, khiến vịt dễ nhiễm bệnh.
Sân chơi cho vịt và nền chuồng
Chuồng phải có sân chơi rộng rãi cho vịt vui chơi, diện tích sân chơi phải gấp 2 hoặc 3 lần diện tích chuồng và xây dựng sát ngay phía trước chuồng nuôi. Sân chơi không quá dốc nhưng phải đảm bảo thoát nước vào mùa mưa. Nền chuồng nuôi phải được rải chất độn chuồng khô ráo, sạch sẽ như trấu, phoi bào, rơm rạ. Trong quá trình nuôi bà con có thể thay mới thường xuyên hoặc bổ sung thêm chất độn chuồng hằng ngày.
Thiết kế ổ đẻ cho vịt và khu nuôi vịt con
Thiết kế ổ đẻ cho vịt: Mỗi chuồng nuôi nên thiết kế từ 4-5 ổ đẻ. Có thể làm ổ đẻ từ các vật liệu như nhôm, sắt, inox, hoặc tận dụng gỗ, tre, thúng mủng…để tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, lưu ý là phải có chất độn sạch sẽ và dày để khi vịt đẻ trứng không bị dập, vỡ, giảm sút về chất lượng. Khu vực úm vịt con: cần có đầy đủ cót để quây khu vực úm, máng ăn, máng uống, đèn sưởi, chất độn chuồng sạch sẽ và đã sát trùng. Đồng thời đảm bảo kín gió, ấm áp.
Nơi ăn uống
Máng ăn và máng uống: Vì vịt là loài ưa nước nên cần đặt máng uống rộng; cung cấp lượng nước lớn, sạch. Thường xuyên cho vịt uống và tắm mát. Máng ăn đặt ở khu vực sân chơi để khi vịt uống nước không làm ướt nền chuồng và thức ăn. Máng uống thông thường có kích thước 2mx25cmx12cm. Khác với uống, máng ăn nên đặt bên trong chuồng; chỗ khô ráo và cách xa máng uống để thức ăn không bị dính nước mà ôi thiu, gây tiêu chảy ở vịt.
Vệ sinh sạch sẽ, sát trùng thường xuyên để môi trường chăn nuôi sạch bệnh, trong lành cho vịt sinh trưởng và phát triển. Các dung dịch sát trùng bà con có thể dễ dàng tìm mua trên thị trường; như thuốc tím, formon, vôi bột,..
Lưu ý khi làm chuồng nuôi vịt kiểu mở
Đối với chuồng nuôi vịt kiểu mở khi xây dựng bà con cần lưu ý đến một số điểm sau:
- Bà con có thể sử dụng khung bê tông cốt thép hoặc sử dụng; các vật liệu như tre, gỗ, mái lá để làm chuồng cho tiết kiệm chi phí.
- Kích thước chuồng: Chuồng thường được xây với chiều rộng từ 10 – 12m. Chiều dài tùy thuộc vào số lượng vịt giống mà bà con nuôi. Mật độ thích hợp là tối đa 3,5 4 con/m.
- Tường xây 3 mặt cao 1M, phía trên dùng lưới để tạo thoáng mát cho chuồng. Mặt còn lại để trống để vịt tự do đi lại.
- Mái được xây dựng cách nền chuồng 3,8M và có độ dốc. Có thể sử dụng tôn hay ngói xi măng hay lá dừa hoặc rơm để lợp.
- Nền chuồng bằng xi măng, lát gạch.