Một trong những vấn đề đau đầu nhất của các sư kê khi chăm sóc gà chọi của mình hẳn không thể bỏ qua chuồng trại. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng kích thước chuồng trại thế nào cho chuẩn không phải ai cũng rõ. Với giống gà thường, chuồng trại đã quan trọng, với gà chiến lại càng cần lưu tâm. Bạn sẽ cần phải cho chúng có đủ không gian, tránh việc chung đụng có thể dẫn đến những “va chạm” không đáng có. Vậy kích thước nào là tốt nhất cho các loại chuồng khi nuôi gà chiến? Tham khảo bài viết này để bạn nắm được những thông tin hữu ích, giúp triển khai chuồng gà chọi với kích thước chuẩn chỉnh và tiết kiệm nhất nhé!
Mục Lục
Kích thước chuồng gà chọi chuẩn nhất là bao nhiêu?
Gà chọi là loại gà đặc biệt, đòi hỏi sự chăm sóc vô cùng kỹ lưỡng. Thế nên, để xây nơi ở cho chúng, bạn cần tham khảo kích thước tiêu chuẩn. Như thế sẽ đảm bảo sức khỏe cũng như hoạt động cho chúng. Thông thường, kích thước phổ biến dành cho chuồng gà chọi là 2 – 4 mét vuông. Trong đó, chiều cao của chuồng khoảng 1,5 mét. Chiều rộng và dài chuồng khoảng 2 mét. Khi làm, chủ nhân có thể lựa chọn xây bằng bê tông kiên cố hoặc gia công bằng sắt thép.
Tuy nhiên, dù làm chuồng xây bê tông hay quay thép, bạn cũng cần phải chú ý một số điều sau:
– Chọn mặt đất bằng phẳng, khô ráo, có độ ẩm vừa phải
– Khi xây chuồng, sau lớp nền bê tông, đổ thêm lớp đất khoảng 1-2 tấc để tránh làm xước, hư móng gà chọi
– Kích thước chuồng phải đủ rộng, thoáng mát. Cần có đủ không gian để gà chạy nhảy, hoạt động
– Trang bị thêm một sào bắc ngang phía bên trong chuồng để làm nơi cho gà bay, đậu…
Ngoài chuồng gà chọi xây bằng bê tông, bạn cũng có thể sử dụng thép và gỗ để quây lại thành chỗ ở cho gà. Tuy nhiên, cách thực hiện này chỉ áp dụng đối với những loại gà chọi nhỏ. Còn đối với gà chọi có kích thước lớn, cần phải làm chuồng kiên cố để bảo vệ
Cách xây dựng chuồng gà chọi hợp lý
Khi làm chuồng gà chọi, ngoài kích thước theo tiêu chuẩn, bạn cũng nên chú ý thêm cách đặt hướng chuồng. Trang thiết bị vệ sinh cũng cần đảm bảo để nơi ở của gà luôn sạch sẽ an toàn. Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, khi xây chuồng gà, nên tránh đặt chuồng xây về hướng đông. Vì đây là hướng kỵ với gia súc, gia cầm, làm ăn, nuôi nấng sẽ không thuận lợi.
Khi xây theo mô hình trang trại gà chọi, nếu xây bằng tấm ván, tránh để kẽ hở. Như vậy gà hai bên chuồng mới không thấy được nhau. Điều này giúp tránh kích động, ẩu đả lẫn nhau. Ở bốn góc chuồng, có thể treo lá tràm hoặc lá sầu đâu để tránh bọ mạt, giữ sức khỏe cho gà. Đối với phần mắt cáo bên ngoài chuồng gà, nên chọn loại có mắt lưới nhỏ. Khóa và chốt cửa cũng nên đầu tư gia công thật chắc chắn. Bởi gà chọi là loài vật có giá trị, tránh bị ăn trộm, mất cắp…
Một số lưu ý khi làm chuồng cho gà đá cựa sắt
– Chuồng phải cách mặt tối thiểu 70cm, gà được đảm bảo là không bị ngập nước khi trời mưa to và trách được những mối đe dọa từ những con vật nguy hiểm như cáo, rắn,…
– Kích thước chuồng gà đá cựa sắt phải đảm bảo đủ thoải mái cho các hoạt động di chuyển, bay nhảy của gà chọi
– Kiểu dáng chuồng phải thuận tiện cho công việc dọn vệ sinh và làm sạch. Sàn nên lót thêm cát sẽ giúp bạn dễ dàng làm sạch.
– Chuồng phải đảm bảo điều kiện tránh nắng, thông thoáng vào mùa hè; đủ ấm vào mùa đông và không bị mưa gió ảnh hưởng tới sức khỏe của gà và tăng sức đề kháng tốt hơn cho chúng.
– Địa điểm nuôi phải đảm bảo đủ ánh sáng, không bị ẩm thấp đủ khô ráo. Bạn cũng cần chọn hướng chuồng tránh các hướng gió để đảm bảo gà không bị bệnh
– Chuồng gà nên treo một số loại lá có tác dụng diệt bọ mạt như lá sầu đâu hoặc lá mần tưới. Đây là hai loại lá có công dụng diệt bọ rất hiệu quả
Lựa chọn kích thước chuồng gà đá cựa sắt còn phụ thuộc vào kích thước của vật nuôi. Tùy vào kích thước to hay nhỏ, cao hay thấp mà chọn kích thước chuồng cho phù hợp. Về kiểu dáng, hình dạng thì bạn có thể tham khảo thêm từ những nguồn tài liệu khác nhau như các trang mạng xã hội hay hỏi những ý kiến của những sư kê có nhiều kinh nghiệm nuôi gà chọi. Hy vọng bạn sẽ chọn và thiết kế được cho chú kê của mình một chiếc chuồng phù hợp.