Chuồng trại nuôi gà có rất nhiều nguyên vật liệu và dụng cụ đặc biệt cần thiết và bắt buộc phải có. Vì mỗi loại đều có những công dụng nhất định hỗ trợ cho quá trình chăm nuôi gà. Một trong số những thứ mà bất kỳ chuồng gà thịt nào cũng cần phải có đó chính là chất độn chuồng. Với vai trò quan trọng trong việc khử khuẩn, phân giải lượng chất thải gia cầm cũng như đảm bảo độ ẩm nhất định cho chuồng gà, bà con cần phải biết cách lựa chọn và quản lý chất độn chuồng một cách hiệu quả nhất có thể. Tìm hiểu thêm các thông tin cụ thể hơn về chất độn chuồng nuôi gà thịt được gtereads chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Lợi ích của chất độn trong chuồng nuôi gà
Phân giải chất thải của gà hiệu quả
Phân giải và hấp thu lượng nước dư thừa từ nước tiểu, chất thải của gà. Theo các nhà khoa học, thông thường một con gà trưởng thành một ngày đêm thải ra ngoài môi trường trung bình khoảng 115 g phân và nước tiểu. Trong đó 3/4 (khoảng 86,25g) là nước. Khi đó, chất này sẽ hút ẩm từ phân làm lượng phân gà giảm từ 115 g xuống còn khoảng 29 g. Điều này có tác dụng thúc đẩy quá trình làm khô nền chuồng. Đồng thời giúp nền chuồng khô ráo và sạch sẽ hơn.
Giảm mức độ đậm đặc của phân. Gà có tập tính hay bới, vì vậy phân được trộn đều trong lớp chất độn chuồng. Qua đó giúp giảm bớt sự tiếp xúc trực tiếp giữa gà và phân. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa lớp chất độn chuồng dày và phân gà làm xuất hiện quá trình lên men, từ đó ức chế và tiêu diệt sự phát triển của các vi sinh vật có hại, giảm tỷ lệ bệnh.
Đảm bảo độ ẩm và hạn chế mùi hôi cho chuồng gà
Điều hòa độ ẩm và nhiệt độ môi trường. Khi không khí quá ẩm lớp chất độn chuồng sẽ hút ẩm từ không khí. Và ngược lại, khi không khí khô lớp chất này sẽ giải phóng hơi nước vào không khí chuồng nuôi. Vào những ngày lạnh, gà rất thích sự ấm áp của lớp chất này. Những ngày nóng bức, gà thải bớt nhiệt của cơ thể bằng cách vùi mình vào trong lớp chất độn chuồng dày. Điều này sẽ giúp gà ít bị thối bàn chân và què. Lông gà tơi, mượt và sạch hơn. Thịt chắc hơn, tồn dư kháng sinh ít hơn.
Hạn chế khí hôi, thối. Giảm khí độc trong chuồng nuôi. Giúp cải thiện môi trường sống cho gà và người lao động. Giảm công lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất và chăn nuôi do không phải dọn phân, rửa chuồng nhiều. Không mất thêm chi phí thay lót chuồng thường xuyên.
Cách lựa chọn chất độn chuồng phù hợp nhất
Một lớp chất độn chuồng chỉ đạt chuẩn khi đảm bảo các chỉ tiêu sau:
- Có khả năng hấp thụ nước tốt
- Có khối lượng nhẹ
- Giá thành nguyên liệu tạo nên lớp chất độn chuồng hợp lý
- Không độc hại với gà và người
- Đặc biệt, nó nên là loại nguyên liệu thích hợp để làm phân bón. Nhất là sau khi kết thúc quá trình chăn nuôi.
Có nhiều loại chất độn chuồng được sử dụng phổ biến hiện nay. Chẳng hạn như trấu, phôi bào gỗ thông, phôi bào gỗ cứng, mạt cưa, vỏ đậu phộng, cát. Ngoài ra còn có lõi bắp nghiền, rơm lúa hay bắp, cỏ khô được cắt ngắn và giấy được xử lý. Nên lựa chọn một chất dễ kiếm, phù hợp với gia cầm và có giá thành hợp lý. Đây đều là sự cân nhắc của nhà chăn nuôi để đảm bảo sức khỏe, năng suất và hiệu quả chăn nuôi.
Thời điểm thích hợp để thay chất độn cho chuồng gà thịt
Chất độn chuồng dùng nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Như nền chuồng, thời tiết, số đầu gà, mức độ thông thoáng, quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và thời gian nuôi. Trước khi đưa vào sử dụng, chất độn chuồng phải được phơi thật khô, phun thuốc khử trùng. Dùng 1 – 2 lít formol 1% phun đều cho 100 – 150 kg chất độn chuồng. Sau đó phơi khô, cho vào bao tải để nơi khô ráo. Hoặc người chăn nuôi cũng có thể đưa thẳng vào chuồng nuôi khi đã thực hiện xong đầy đủ các bước khử trùng.
Trong quá trình nuôi, khi chất độn chuồng bị ướt cần được thay ngay. Vào mùa đông khí hậu khô ráo, thời gian sử dụng lớp độn chuồng có thể kéo dài. Vào mùa mưa phùn, độ ẩm cao, thời gian sử dụng chất độn chuồng lại giảm đi 1 – 2 tuần. Vì vậy, tùy tình hình cụ thể của chuồng nuôi, đảm bảo sao cho chuồng và nền chuồng luôn luôn phải khô.
Nếu thấy lớp có hiện tượng bị vón cục thì nên loại bỏ. Bởi vì chúng có thể là nguyên nhân làm gia tăng lượng Amoniac thải ra trong chuồng. Thường xuyên kiểm tra và quản lý hệ thống ống dẫn nước để tránh rò rỉ. Điều chỉnh chiều cao của đường ống và áp suất nước phù hợp với từng giai đoạn phát triển của gà. Tránh lãng phí nước quá mức và bị ẩm ướt. Ngoài ra, cũng cần đảm bảo không có hơi nước xâm nhập từ bên ngoài gây ẩm ướt lớp chất độn chuồng.
Thiệt hại khi sử dụng chất độn chuồng kém chất lượng
Khi chất lượng chất độn chuồng xấu đi, amoniac luôn là vấn đề. Thậm chí, nghiên cứu cho thấy, nếu lượng amonia trong chuồng nuôi cao hơn mức cho phép 50 ppm hoặc hơn, thì cân nặng của gà lúc xuất bán giảm xuống 0,1 kg/ con.
Phải thừa nhận, thiệt hại liên quan đến bệnh rất khó ước tính. Nhưng nó lại có khả năng là yếu tố gây tốn kém nhất. Một đợt dịch bệnh nghiêm trọng thậm chí có thể gây ra thảm họa kinh tế. Người ta ước tính rằng chi phí bệnh tật cho ngành chăn nuôi gà thịt của Hoa Kỳ gần 500 triệu USD/năm. Một ước tính rất khiêm tốn là chất lượng chất độn chuồng kém sẽ chỉ gây ra thiệt hại khoảng 10% trong số này.
Thực tế chứng minh nếu có ký sinh trùng ngay từ ban đầu thì nguy cơ nhiễm cho gà là rất cao. Khả năng hình thành kén cũng rất lớn đẩy chi phí phòng và trị bệnh do ký sinh trùng tăng. Ước tính tổng thiệt hại sơ bộ cho 2 vạn gà trên nếu lớp chất độn chuồng không đạt tiêu chuẩn sẽ rơi vào khoảng 950 USD. Tương đương 21 triệu vnđ.