Viêm ruột hoại tử NE trên gà thịt là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Nó sẽ gây ra nhiều thiệt hại nặng nề nếu người chăn nuôi không phát hiện sớm, điều trị bằng phương pháp kịp thời và thích hợp. Bệnh do vi khuẩn Clostridium perfringens type C (Gram +) gây viêm hoại tử niêm mạc ruột. Chúng ta thường bắt gặp bệnh trên gà sau ba tuần tuổi. Các trường hợp cấp tính phân lập thì vi khuẩn yếm khí còn sinh ra độc tố và có thể sống trong nước sôi 2 giờ. Bài viết hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu về bệnh viêm ruột hoại tử gà này và cách phòng trị.
Mục Lục
Nguyên nhân gây bệnh viêm ruột hoại tử

– Do vi khuẩn Clostridium perfingen type C (Gram dương) gây ra.
– Là một vi khuẩn hình que, sinh nội bào tử.
– Vi khuẩn tồn tại ngoài môi trường, dưới lá cây mục, trong đất, trong thịt sống (Gà, Lợn…)
– Vi khuẩn phát triển tốt ở nhiệt độ (âm 12 ºC – 60ºC)
– Các chất sát trùng diệt được vi khuẩn trong chuồng nuôi nhưng ngoài môi trường rất khó để tiêu diệt được vi khuẩn.
– Bệnh làm giảm khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Tỷ lệ chết 4 – 8%.
Triệu chứng khi gà mắc viêm ruột hoại tử
– Gà ở mọi lứa tuổi đều có thể bị đặc biệt nhạy cảm với gà từ 2 tháng tuổi đến xuất bán.
– Biểu hiện bệnh rất giống bệnh cầu trùng nên thường hay chẩn đoán nhầm, nhưng điều trị cầu trùng không khỏi.
– Gà gầy, lông sơ xác, thường xuyên tiêu chảy phân nhầy có bọt, mào nhợt nhạt.
Bệnh tích viêm ruột hoại tử ở gà
Khi mổ khám gà có các bệnh tích sau: Xác gầy ốm; niêm nạc ruột non sưng phồng, viêm, xuất huyết; trong ruột niêm mạc sưng có dịch màu xanh sau chuyển sang mà nâu. Giai đoạn cuối có chất bựa màu xanh hoặc nâu phủ trên niêm nạc ruột. Lớp phủ này mỏng và bóc ra dễ dàng; tổn thương ở đường tiêu hóa có khác nhau. Đặc biệt ở phần ruột già, chất chứa trong đường tiêu hóa có màu đậm, dính chặt và thối; bệnh viêm loét kéo dài có thể thủng ruột, phân tràn ra ngoài gây viêm dính phúc mạc.

Các phòng ngừa
– Vệ sinh chuồng trại thường xuyên, rửa sạch máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi…
– Tránh mọi tác động xấu của thời tiết, gió lùa, mưa nắng… trực tiếp lên đàn gà
– Đảm bảo hợp lý mật độ gà trên 1m2 chuồng nuôi
– Định kỳ phun sát trùng trong chuồng và ngoài khu vực chăn nuôi
– Cho uống các loại thuốc bổ và kháng sinh định kỳ để tăng khả năng miễn dịch tự nhiên, bảo vệ đường ruột tốt hơn trong suốt quá trình chăn nuôi.
Cách điều trị
Nguyên tắc
Nguyên tắc là phát hiện bệnh sớm, đúng bệnh sẽ giảm hao hụt và đàn gà sẽ phục hồi nhanh hơn. Có thể sử dụng một trong các phác đồ hiệu quả cao – chi phí thấp để điều trị bệnh. Tiến hành tách riêng những con bị bệnh. Cho gia cầm ăn những thức ăn dễ tiêu hóa. Một số thuốc được khuyến cáo điều trị hiệu quả nhất khi được trộn vào thức ăn như Oxytetra-cycline dehydrate (OTC 50%) hoặc Doxy-cycline Hydrochloride, Amoxicillin…
Các phác đồ
Người nuôi có thể tham khảo một số phác đồ điều trị sau:
– Phác đồ 1: Trộn LINCO 25% vào thức ăn theo liều 1 g/4 lít nước uống tương đương 1 g/15 – 20 kg thể trọng kết hợp bổ trợ bù nước và điện giải bằng điện giải Gluco K-C 2 g/lít nước tương đương 100 g/50 kg thức ăn trong 3 – 5 ngày.
– Phác đồ 2: Trộn CHLOTETRA liều 1 g/4 – 6 kg thể trọng vào thức ăn hoặc hòa nước uống 1 g/ 1 lít nước uống kết hợp hòa Gluco K-C 2 g/lít nước trong 3 – 5 ngày.
– Phác đồ 3: Trộn SULFATRIMIX vào thức ăn 1 g/2 lít nước uống, tương đương 3 – 4 kg thể trọng kết hợp Gluco K-C liều 2 g/lít nước uống tương đương 1 g/6 – 8 kg thể trọng.
Các bệnh thường gặp ở gà như viêm ruột hoại tử thường gây thiệt hại lớn cho đàn gia cầm. Một số bệnh đã có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, một số bệnh do các vi khuẩn nguy hiểm gây ra lại chưa có hướng điều trị. Vì thế việc giữ sạch chuồng trại và đảm bảo dinh dưỡng là cách phòng chống hiệu quả nhất. Người chăn nuôi không nên lạm dụng mà hãy tìm đến những phương pháp hữu cơ để thay thế dần kháng sinh trong chăn nuôi, tránh tình trạng nhờn thuốc và khó khăn trong trị bệnh.