Bệnh bạch lỵ là bệnh thường gặp nguy hiểm ở gà. Bệnh này nêu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong rất cao. Hơn nữa bệnh bạch lỵ là bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm, lây lan nhanh nên bà con cần hiểu rõ để có biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả. Hiểu được điều này, các chuyên gia thú y của chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ những thông tin để bà con phòng bệnh bạch lỵ ở gà hiệu quả, giảm nguy cơ mất mát do bệnh này gây ra. Bà con theo dõi ngay những chia sẻ có trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Thông tin cơ bản về bệnh bạch lỵ ở gà
Gà ốm và bị bệnh là một trong những nguyên nhân chính gây giảm sút hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, gây ra nhiều lo lắng cho người dân. Do đó, những thông tin dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp tới người dùng những thông tin về bệnh bạch lỵ ở gà.
Bệnh bạch lỵ nguyên nhân do đâu? Cách xử lý như thế nào? Làm thế nào để phòng tránh bệnh bạch lỵ ở gà? Những thông tin chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp người dùng có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nguyên nhân gì làm cho bệnh bệnh lỵ xuất hiện
Nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch lỵ do thức ăn là do tỷ lệ thức ăn không hợp lý, quá nhiều đạm và canxi khó hấp thu dẫn đến gà đẻ bị tiêu chảy. Trong trường hợp này, nên giảm tỷ lệ đạm và canxi trong thức ăn, tăng hàm lượng vitamin, nâng cao sức đề kháng. Khả năng ốm đau. Thứ hai, do chuồng gà không được thông gió kịp thời, thức ăn bị nấm mốc. Gà ăn những thức ăn này và gây bệnh bạch lỵ. Vì vậy cần phải thông khí kịp thời và kiểm tra tình trạng thức ăn của gà kịp thời để ngăn chặn tình trạng bệnh bạch lỵ xảy ra trên gà. Chi tiết về bệnh sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết này.
Bệnh bạch lỵ xuất hiện do môi trường nuôi gà không được đảm bảo sạch sẽ. Tạo điều kiện cho các virus gây bệnh xâm nhập gây hại cho gà. Do lây lan giữa những con gà mắc bệnh với nhau. Ngoài ra, bệnh còn truyền nhiễm từ từ gà mẹ sang con. Chính vì thế, bệnh có tốc độ lây lan vô cùng cao.
Một số biểu hiện điển hình khi gà bị mắc bệnh bạch lỵ
Bệnh bạch lỵ gây ra rất nhiều thiệt hại về kinh tế cho người nuôi, khi gà bị mắc bệnh sẽ có những biểu hiện sau đây:
Biểu hiện đối với gà con
– Gà không lớn được, bụng bị xệ
Những biểu hiện của gà khi mắc bệnh bạch lỵ
– Phân gà có màu trắng và bị kín vùng hậu môn
– Trông gà ốm yếu, ủ rũ
– Bụng gà chướng lên, kèm theo tình trạng kém ăn.
Gà con khi mắc bệnh nếu được chữa trị thì vẫn còn tồn tại những dị tật như què quặt, thần kinh,…
Biểu hiện đối với gà trưởng thành
Triệu chứng đối với gà trưởng thành thường không được biểu hiện rõ ràng, thông thường gà sẽ bị mào tím. Sản lượng trứng đối với gà để giảm sút rõ ràng.
Thông tin về bệnh tích khi gà bị mắc bệnh bạch lỵ
– Các bộ phận như gan, lá lách bị sưng to
– Phổi, cơ màng bụng, tim, thành dạ dày bị hoại tử
– Ở màng ngoài tim dày đục còn xuất hiện các dịch có màu vàng
– Bị viêm ruột gà, thận bị sưng huyết đỏ
– Thức ăn bị đọng lại ở trong dạ dày có màu vàng
– Đối với gà mái sẽ bị u nang buồng trứng.
Tổng hợp các biện pháp phòng và chữa bệnh đối với gà bị bệnh bạch lỵ
Cách biện pháp điều trị bệnh bạch lỵ ở gà
Đối với những đối tượng gà đang sinh sản bị mắc bệnh, bạn cần tiến hành tiêu hủy cùng với vôi để ngăn chặn trường hợp con sinh ra bị nhiễm bệnh. Người nuôi cần phải thực hiện cách ly cho gà. Nhằm tránh lây nhiễm bệnh cho những chú gà khỏe mạnh. Đối với gà bị bệnh, bạn cần phải thực hiện chăm sóc kỹ càng cho gà, điều trị bằng cách cho gà uống thuốc Tetracyclin 150-200 mg/kg liên tục trong vòng 10 ngày.
Cùng với việc cho gà uống thuốc thì người nuôi cần phải chú ý thực hiện vệ sinh môi trường chăn nuôi đảm bảo sạch sẽ, tiến hành đồng thời với việc phun các loại thuốc sát trùng, diệt khuẩn nhằm tiêu diệt các virus gây bệnh còn tồn tại trong môi trường gây lây nhiễm bệnh cho những con gà khác.
Phương pháp phòng bệnh bạch lỵ ở gà
Để ngăn chặn bệnh không gây ảnh hưởng cho đàn gà của bạn, việc phòng bệnh cần phải được quan tâm hàng đầu. Quá trình phòng bệnh được thực hiện như sau:
– Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, để nguồn bệnh không có cơ hội hình thành, phát triển và lây lan gây bệnh cho gà.
– Thực hiện phun thuốc sát trùng định kỳ
– Tiến hàng thay đệm lót để loại bỏ vi khuẩn có thể trú ẩn gây bệnh cho gà
– Đảm bảo các dụng cụ, máng ăn chăn nuôi của gà được sạch sẽ
– Cung cấp các dưỡng chất cho gà đầy đủ gà. Cùng với đó đảm bảo nguồn nước cho gà cần phải sạch
Ngoài ra, để việc sử dụng thuốc kháng sinh cũng vô cùng quan trọng trong quá trình phòng bệnh ở gà hiện nay.
– Đối với gà 3 – 5 ngày tuổi cần uống thuốc phòng bệnh Ampicoli liều lượng 1g/2 lít nước trong 5 ngày liên tiếp
– Sử dụng thuốc RTD – NORCOLI theo liều lượng là 1 – 2g/1 lít nước/ngày. Thời gian sử dụng liên tiếp trong 3 – 5 ngày là được. Hy vọng, với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ích đối với người dùng trong việc điều trị và phòng tránh hiệu quả bệnh bạch lỵ ở gà.