Bệnh rụt mỏ ở vịt con tuy không phải là bệnh phổ biến nhưng đôi khi có thể xuất hiện ở vịt con dưới 30 ngày tuổi, gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi, đặc biệt là vịt chạy đồng. Trong bài viết này, gtereads sẽ thông tin đến bạn về bệnh này. Tài liệu mà chúng tôi đưa ra dưới đây dựa trên nghiên cứu của các nhà khoa học và được viết chung theo quan điểm lý thuyết. Tuy nhiên, trong thực tế làm việc thì sẽ có một số góc nhìn cá nhân. Bạn và người thân có thể tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về bệnh rụt mỏ ở vịt con nhé!
Mục Lục
Nguyên nhân gây bệnh rụt mỏ ở vịt con
Nguyên nhân của bệnh này là khi chúng ăn phải thức ăn hoặc uống nước có lẫn chất nhạy cảm ánh sáng (chất cảm quang, photosensitive compounds). Các chất cảm quang này có thể có nguồn gốc tự nhiên trong các nguồn vật liệu chế biến thức ăn gia súc. Chẳng hạn như thân, lá, quả, hạt của các loại cây … Hoặc từ nguồn tổng hợp các nhóm kháng sinh quinolone (olaquindox, carbadox, norfloxacin…); phenothiazine, sulfonamides; tetracyclines được hấp thu vào máu. Sau đó, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời nó phân hủy ra các yếu tố gây dị ứng mạnh. Trong đó có hiện tượng mỏ bị rụt ngắn và bè ra. Điều này gây khó khăn cho việc ăn uống dẫn đến vịt gầy, yếu. Hơn nữa còn có thể chết do bị đói.
Theo PGS.TS Dương Thanh Liêm (ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh) thì bệnh rụt mỏ thường xẩy ra trên vịt con hơn 10 ngày tuổi. Vịt lông trắng dễ bị hơn vịt lông màu. Tỉ lệ bệnh 60-70%. Tỷ lệ chết 10-15%.
Dịch tễ học
Loài: thường mắc chủ yếu ở vịt, ngỗng, ngan
Lứa tuổi:
+ Dưới 1 tuần tuổi: thường mắc ở thể cấp, tỷ lệ chết cao
+ 4-5 tuần tuổi: thường mắc thể bán cấp tính hoặc mãn tính
+ Ở những con vật bị suy giảm miễn dịch hoặc ghép bệnh khác làm bệnh có xu hướng nặng hơn.
Mùa vụ: quanh năm
Đường truyền lây:
+ Truyền ngang: từ con bệnh sang con khỏe, qua thức ăn nước uống, chất độn cụng cụ chăn nuôi nhiễm khuẩn
+ Truyền dọc: từ mẹ sang con qua phôi trứng
Triệu chứng bệnh rụt mỏ ở vịt con
Đầu tiên ở mỏ trên của vịt con xuất hiện một hoặc vài vết nám, phồng rộp lên. Sau vài ngày các vết rộp này lan rộng ra tạo thành vết thương lở loét làm cho vịt đau đớn, dụi mỏ vào đất cát. Sau khoảng 1 tuần thì vết thường lành nhưng mỏ trên bị rụt ngắn lại và bè ra gây khó khăn cho việc ăn uống của vịt.
Phòng bệnh rụt mỏ ở vịt con như thế nào?
Kiểm tra kỹ thức ăn, nước uống để đảm bảo không có chất nhạy cảm ánh sáng trước khi cho vịt con ăn, uống. Đặc biệt với vịt con từ 1-21 ngày tuổi. Không dùng nguyên liệu có lẫn các loại cây có chứa chất cảm quang; không sử dụng premix có chứa kháng sinh nhóm quinolone… Khi úm vịt con 1-3 ngày tuổi, khi điều trị vịt bị bệnh (nhất là vịt con) thì tránh dùng những chế phẩm thú dược có chứa kháng sinh nhóm quinolone…
Cách điều trị
Ngừng sử dụng thức ăn, nước uống có nhiễm chất cảm quang. Tránh để vịt con bị bệnh rụt mỏ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nên nhốt vào chỗ râm, mát. Dùng thuốc Corticosteroids để chống dị ứng; Sorbitol để tăng cường chức năng giả độc của gan và các loại vitamin tổng hợp (sinh tố tổng hợp), điện giải (electrolytes) để tăng cường sức đề kháng cho vịt.
Bên cạnh việc phòng bệnh Rụt mỏ bằng kháng thể, vệ sinh chuồng trại thì điều quan trọng mà bà con cần lưu ý, chọn nhập những con giống đảm bảo chất lượng, bố mẹ sạch bệnh.