Gần đây có nguồn gốc trứng gà từ một số nhà cung cấp hàng đầu tại thị trường Mỹ. Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm lớn nhỏ ở Mỹ đều cam kết chỉ cung cấp trứng gà nuôi theo kiểu lồng tự do cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, đối với nhiều người chăn nuôi gà ở Việt Nam hay các nước khác, khái niệm lồng tự do là một khái niệm vẫn còn xa lạ. Vậy nuôi gà đẻ trứng theo kiểu lồng tự do là gì? Kiểu nuôi này có những ưu và nhược điểm như thế nào? Tại sao người tiêu dùng thích ăn trứng gà nuôi theo cách này?
Mục Lục
Tìm hiểu về cách nuôi theo kiểu lồng tự do
Từ trước đến nay, gà đẻ trứng quy mô công nghiệp luôn được nuôi nhốt trong những ô lồng nhỏ chật hẹp đến nỗi thậm chí chúng còn không thể sải cánh ra và theo nhiều người tiêu dùng hiện nay là chúng không được đảm bảo đầy đủ quyền lợi động vật và sẽ không thể cho ra những quả trứng đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Một ô lồng nhỏ thường có từ 3-4 con được nhốt chung với nhau. Chúng chỉ có thể ăn, uống và đẻ trứng mà không có không gian để vận động. Chính vì vậy, nhiều người tiêu dùng đầu tiên là ở Mỹ cho rằng, mỗi loài động vật đều cần được đảm bảo quyền lợi tối thiểu và chỉ có những con gà “hạnh phúc” mới có thể cho ra những quả trứng thơm ngon. Quan điểm đó là mầm mống làm giấy lên làn sóng chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi gà theo kiểu “lồng tự do” như hiện nay.
Nuôi theo kiểu “lồng tự do” nghĩa là gà được nhốt trong những “chiếc lồng to hơn”, đủ không gian để gà có thể thoải mái vận động, di chuyển, đi lại tùy ý thích (như trong hình dưới đây). Gà tự do di chuyển, hoạt động tùy thích trong một khoảng không rộng rãi, thoải mái.
Ưu và nhược điểm của cách nuôi này
Ưu điểm
Xu hướng này không do các nhà chăn nuôi gia cầm quyết định mà xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng nên lẽ đương nhiên những ưu điểm của mô hình này cũng chính là những lợi ích nó mang lại cho vật nuôi và người tiêu dùng mà mô hình chăn nuôi gà kiểu cũ không thể làm được.
– Gà có nhiều không gian để di chuyển, đi lại, bay nhảy, được thỏa mãn bản năng của loài → gà cảm thấy thoải mái hơn, dễ chịu hơn, và sức khỏe cũng vì thế mà cải thiện hơn → những con gà khỏe mạnh sẽ cho ra những quả trứng đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt hơn, thơm ngon hơn.
– Thuận theo nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng nên sẽ dễ dàng hơn trong vấn đề đầu ra.
Nhược điểm
Không phải tự dưng mà ở Mỹ lại nổ ra một cuộc “đấu tranh” vô cùng gay gắt giữa những người chăn nuôi (hay các nhà cung cấp trứng) và những ông chủ của các hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh – những người đại diện cho nhu cầu của người tiêu dùng.
Đứng về phía góc độ của người chăn nuôi; họ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, nhiều bất cập phát sinh khi chuyển đổi sang mô hình mới. Từ việc kiểm soát sức khỏe tổng đàn cho đến đảm bảo chất lượng trứng, đảm bảo chi phí chăn nuôi.
Dưới đây là một số nhược điểm lớn mà ai cũng có thể dễ dàng nhận ra của mô hình chăn nuôi gà đẻ theo kiểu “lồng tự do”.
Gà bị stress
– Một số lượng lớn gà được nhốt chung với nhau nên rất dễ tạo cho gà cảm giác stress đặc biệt là những trang trại có mật độ cao (stress tiếng ồn, stress mật độ…). Khi stress gà có thể có các biểu hiện như sau:
o Mổ cắn nhau.
o Giảm lượng thức ăn thu nhận.
o Giảm sản lượng trứng…
Vị trí đẻ trứng của gà không cố định
– Vị trí đẻ trứng của gà không còn cố định như cũ mà rải rác khắp nơi trong chiếc “lồng mới”. Điều này làm xuất hiện thêm cho các trang trại một số bất cập như:
o Trứng có thể dính phân làm ảnh hưởng đến độ sạch của trứng.
o Nhiều trường hợp gà có thể sẽ ăn luôn trứng nếu chủ trại không thu kịp thời. Nhất là trong trường hợp đàn gà đó lại đang bị stress, thiếu dinh dưỡng.
o Thời gian thu nhặt trứng, thậm chí vệ sinh qua cho trứng sẽ kéo dài hơn bình thường cũng là lý do làm cho chi phí quản lý tăng cao.
Kiểm soát khó khăn và các vấn đề khác
– Kiểm soát dịch bệnh gặp khó khăn khi mà có quá nhiều con vật trong cùng một ô chuồng lớn, khả năng lây lan dịch bệnh là rất cao.
– Một vấn đề thường gặp nữa là vệ sinh. Chi phí dành cho vấn đề này chắc chắn sẽ cao hơn so với chăn nuôi gà đẻ kiểu truyền thống.
– Chi phí nhân công tăng: chủ trang trại sẽ phải cân nhắc khá kỹ càng trong việc quyết định bố trí nhân lực trong trang trại. Khi mà sẽ cần có thêm người giám sát hệ thống “chuồng lồng tự do”; để luôn đảm bảo gia cầm được sống trong môi trường thoải mái nhất. Không bị thất thoát trứng, trại không quá bụi khi gà chạy, nhảy trong đó.
Úm và chăm sóc gà con
Chăm sóc gà con
Khi mới bắt gà về, cho gà uống nước sạch, ấm, bổ sung thêm Vitamin C, B1, đường Glucoza trước khi cho gà ăn. Mỗi ngày thay nước 2 – 3 lần và rửa máng uống sạch sẽ.
Sau 2 – 3 giờ đầu cho gà uống nước thì đổ thức ăn cho gà con. Chú ý nên chọn loại cám đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Cho gà ăn tự do 4 – 6 lần/24 giờ, mỗi lần bổ sung thức ăn mới; cần sàng thức ăn cũ để loại bỏ chất độn chuồng; và phân lẫn vào thức ăn. Không nên đổ thức ăn dày quá; bởi vì gà con vừa ăn vừa bới. Mỗi lần cho gà ăn nên quan sát khả năng ăn của gà. Để điều chỉnh lượng thức ăn lần sau. Thông thường để kích thích tính thèm ăn và nâng cao tỷ lệ thu nhận thức ăn thì mỗi lần cho gà ăn nên đổ một lượng cám mà gà ăn hết trong vòng 15 – 30 phút, sau đó treo cao hoặc nhấc máng ăn ra ngoài.
Úm gà con
Gà con mới nở đi lại rất yếu và khó khăn; nên thường được cho ăn vào khay vuông hoặc mẹt kích thước 50 x 50 cm cho 100 con gà. Chiều cao thành khay 2 – 3 cm là tốt nhất. Để gà dễ leo vào leo ra và trấu ít rơi vãi vào.
Nếu úm với số lượng nhiều nên chia làm các ô úm đảm bảo mỗi ô không nên quá 500 con. Để tiện chăm sóc quản lý, tăng độ đồng đều của gà. Thực hiện tốt quy trình phòng bệnh bằng vacxin. Sử dụng một số kháng sinh để phòng bệnh đường tiêu hóa cho gà. Khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc thay đổi môi trường nuôi, chuyển thức ăn khác,…
Tóm lại
Tuy vậy, như đã nói ở trên, đây mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng; do người tiêu dùng chọn lựa. Nên các nhà cung cấp trứng và những người chăn nuôi không còn con đường nào khác ngoài việc cố gắng khắc phục các nhược điểm trên cả.
Trên đây là toàn bộ bức tranh về mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng theo kiểu “lồng tự do”; đang diễn ra ở Mỹ. Hy vọng những thông tin trên có thể phần nào giúp quý độc giả hoàn thiện góc nhìn đối với sự vận động của ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới hiện nay.
>> Xem thêm các bài viết khác tại gtereads.com